Thursday, December 2, 2010

Ngày Xưa - Ngày Nay



Em ngày xưa tóc ngắn
Ngây thơ tròn mắt nai
Nửa đời em rộn rã
Tiếng cười như nắng mai



Em ngày nay tóc bới
Bằng mười ngón tay hoang
Nửa đời em còn lại
Nghe nỗi buồn vương mang


Nguyễn Thị Tê Hát

Tuesday, November 2, 2010

Đêm Trường Sa - Hoàng Sa


Hải Quân (Oct. 16th, 2010)


Nguyễn Thị Tê Hát

Nguyễn Thị Tê Hát


Bình Minh Tại Mũi Né


Biển Chiều


Phan Thiết


Nguyễn Thị Tê Hát

Quê Hương Tôi!


Cần Thơ - Rạch Giá

Sau đám cưới của cô cháu, mọi người cảm thấy nhẹ nhàng và thoải mái hơn, tuy cái nóng vẫn hừng hực nơi này . Gia đình tổ chức đi du lịch Mũi Né cho mọi người để cô dâu, chú rể và cô em ở Canada có thể tham dự, nhưng rất tiếc trước đó đã nhận lời đi Cần Thơ, Rạch Giá với các em bên chồng và không thể rút lại lời hứa . Mọi người trong gia đình thất vọng vì sự vắng mặt, vả lại tôi cũng muốn xem Cần Thơ bây giờ ra sao? Tuy ngày ấy chỉ có một lần duy nhất đến Cần Thơ lúc chập choạng chiều để chờ đường đi ..., và tôi cũng chưa hề biết Rạch Giá thế nào nữa. Mọi người biết không thể lay chuyển được ý định của tôi nên mọi người nhao nhao:
- Bác đi Cần Thơ, Rạch Giá có gì xem đâu? nếu bác thấy không vui thì nhớ mọi người đang chờ bác ở Phan Thiết đó nha .

Thế là mọi người lên xe đi về hướng đông, còn tôi đi về hướng tây. Các cô em chồng chiều chuộng, dành chỗ ngồi tốt nhất cho chị . Chị ăn cái này, Chị uống cái kia, các cô cháu săn sóc từng li từng tí làm tôi cảm động . Con đường đi vào thị trấn Cần Thơ to lớn, thành phố khang trang, tấp nập để tôi mở to tầm nhìn. Rạch Giá cũng đang phát triển, họ xây những cao ốc lấn ra cả bãi biển, những quán cafe nơi mé biển có lẽ bị những con sóng đẩy vào bờ nên trông lầy lội, bùn đen. Con đường dọc theo mé biển không được sạch bởi rác rưới bừa bãi trên đường, nhưng khí hậu ở đây dễ thương quá, trời mát dịu, mưa bay nhè nhẹ, sóng dâng cao đập vào chân thành nghe nhung nhớ về một vùng biển nào đó ngày xưa, tuy nước không trong xanh như vùng biển nơi ấy, nước đục ngầu nhưng những kỷ niệm vẫn theo nhau trở về trong phút chốc .

Ở lại Rạch Giá một đêm, hôm sau trở về Sài Gòn trên con đường mới vừa xây xong, như freeway nơi này, tuy nhiên cũng phải qua một đoạn đường thật gồ ghề, nguy hiểm khi đường 2 chiều với 2 chiếc xe lớn đền muốn đi qua .

Hình như có tiếng reng của điện thoại trong giỏ, cũng lại cậu em cằn nhằn:
- Trời ơi, từ ngày hôm qua đến giờ gọi cho chị cả chục lần, sao chị không bắt lên? mọi người đang lo ...
- Oh, sorry, tại bỏ điện thoại trong giỏ nên chị không để ý
- Chị đang ở đâu vậy? Bao giờ chị về ?
- Chị và mọi người đang trên đường về SG.
-Oh, vậy hả ? Tí nữa em gọi cho chị, chị nhớ bắt điện thoại nghe...
- Thôi đi, đừng gọi nữa , khi nào về đến SG chị gọi ...

Thiệt tình, cứ làm như mình còn bé lắm không bằng, đi đâu cũng gọi ĐT canh chừng .... Bởi chăm sóc chị quá đáng mà ngày xưa chị lỡ biết bao nhiêu cơ hội, chẳng thế mà ngày ấy, nhiều người thểu não phàn nàn:
-" Mấy lần định vào nhà em, nhưng thấy mấy ông anh đàn hát trước cửa nhà nên ngại không dám vào...
Nghĩ thầm ... anh nào ? Đúng là mấy thằng em hại chị mà ...".

Có lần cô cháu phàn nàn:
- Bác biết không? Về VN chơi mà bố canh còn hơn là gì nữa, đi đâu bố cũng gọi ĐT cả chục lần ...
Tôi nhìn con bé thông cảm mỉm cười:
- Bác đây còn không tránh khỏi bố huống gì Thảo Nguyên .

Phan Thiết

Về đến Sài Gòn, thì cũng là lúc cả nhà cũng từ Phan Thiết trở về . Thấy tôi chưa đi được Mũi Né nên cậu em lấy vé cho chị và cô bạn của chị đi du lịch Phan Thiết, để xem cồn cát mà chị muốn đến . Quang cảnh biển xanh, trông thật đẹp, biển bát ngát, bãi biển sạch, không một người bán hàng rong, duy nhất có mỗi cô bé bưng thúng bán những đồ trang sức làm bằng vỏ những con ốc con sò trông hay hay nếu không nói là đẹp ...

Xa nơi chỗ ở, một quán ăn bán ốc, sò ngao, mực ..v.v. đông khách ngồi và 2 đứa cũng là một trong những thực khách dễ dãi của biển chiều hôm ấy, những món ăn lạ miệng tuy không hảo cho lắm nhưng những thực khách đến đây và cả bạn tôi cũng vậy rất là thích và tận tình.

Biển nhấp nhô sóng, cô bạn rủ tắm nhưng không dám, chỉ sợ biến thành mọi da đỏ mất thôi . Nhớ ngày xưa, mỗi lần đi biển, ra ghềnh Ráng chơi, về nhà mặt mày đỏ au vì gió biển, đã thế đêm ngủ cứ hét lên vì mơ thấy mình rơi từ trên mỏm đá trên cao và mẹ thì lúc nào cũng hăm he ... "Từ này về sau cấm không cho leo núi, leo ghềnh nữa ..."

Sáng sớm của một ngày cuối cùng tại Phan Thiết với cảnh mặt trời mọc ... không biết bao giờ mới trở lại ....


Nguyễn Thị Tê Hát

Tuesday, October 19, 2010

Tiệc Cưới



Đã mặc áo cô dâu thì cô gái nào cũng trở nên "Em đẹp nhất đêm nay" và cháu tôi, Nguyễn Thị Thảo Nguyên cũng là một trong những cô gái đặc biệt ngày hôm ấy.

Sài Gòn tưởng đâu khí hậu êm dịu vì trời đã đi vào đầu tháng 9, vậy mà cái nóng vẫn un đúc như trong một lò lửa, bước ra ngoài, mồ hôi xối xả như đứng dưới một vòi nước chảy nhẹ . Saigon hình như không còn những cơn gió hiu hiu nhè nhẹ như xưa, Saigon thay đổi nhiều quá, thay đổi về mọi phương diện, cả đến thời tiết cũng vậy. Tuy Saigon ngày xưa cũng có hai mùa mưa - nắng, nhưng cái nắng đâu có gay gắt như bây giờ, cái nắng đâu đến nỗi cháy da cháy thịt, như muốn làm bạc cả mầu màu áo, màu quần khi bước ra ngoài . Saigon làm tiêu điều dung nhan, làm xác xơ vóc dáng . Saigon thật sự không còn là một Saigon dễ thương của ngày xưa, như chính tôi cũng không tìm thấy chỗ đứng cho chính mình nơi tôi trở về .

Về đến SG trước lễ cưới một tuần, để thấy mọi người trong gia đình đều bận rộn với những thiệp mời . Những thiệp mời gởi đến người nhận chỉ có vài ngày trước lễ cưới, còn có thể gởi qua bằng email. Vậy mà người ta cũng đến đông đủ, đến nỗi phải thêm bàn phía bên ngoài phòng tiệc . Ở VN họ tổ chức thật sang trọng, to lớn hơn những tiệc cưới nơi tôi ở, những tiệc cưới đều phải chuẩn bị cả năm, phải gởi thiệp mời trước cả tháng hay hơn để khách tham dự chuẩn bị, hoặc không trùng vào những ngày mà khách mời bận phải đi xa, hoặc bận với một party nào khác .

Qua những nghi lễ phải có từ lễ gia tiên, ra mắt cha me, họ hàng, rước dâu, tiệc đưa dâu, cứ lần lượt diễn ra làm mọi người thật bận rộn, nhất là bố mẹ cô dâu, cô con gái lớn đi lấy chồng, lấy chồng từ một nơi thật xa, nơi có mùa đông dài hơn, cái lạnh co rúm nhiều hơn, và lễ cưới ở nhà thờ đã diễn ra trước sự chứng kiến của bà nội, các chú các cô ở Canada. Còn tôi, lý nào tôi không về VN để tham dự cái ngày đặc biệt của cháu tôi ? Cô cháu lớn nhất của những đứa cháu mà tôi thương yêu. Lý nào tôi không dại diện cho mẹ, chị và các em ở Canada để về dự lễ cưới của cháu với gia đình em tôi, cho dù cái nóng như thiêu như đốt làm tôi không thoải mái khi bước ra ngoài .

Tiệc cưới được tổ chức tại Gala Royale, 63 Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, là một nhà hàng sang trọng giữa trung tâm thành phố SG, với một đội ngũ phục vụ thật xuất sắc, lịch sự không thể chê vào đâu được . Bạn của vợ chồng em tôi ở nơi thật xa cũng về, hình như không thiếu một ai, học trò của em tôi cũng tham dự thật đông . Một cô vợ của bạn em tôi níu lấy tay ... giới thiệu mình rồi dắt tôi đến bàn của các học trò một thời mà chồng cô và em tôi dậy . Học trò đây sao? Sao trông họ lớn thế ? Học trò trông ngang ngửa với thầy ... nếu không nói thì không thể nào tôi nghĩ đó là các cô, các cậu học trò một thời nào đó của em tôi. Thời gian qua thật nhanh, nhanh đến không thể níu lại cho chính mình một điều gì ...

Đang ngồi tiếp chuyện với bà xui gia của em tôi, bà lớn tuổi đến từ Ban-Mê-Thuuột, các em giao cho tôi nhiệm vụ tiếp bà ... Một người đàn ông đến bện cạnh hỏi...
- Có nhận ra không đây?
Quay lại, tròn mắt, ngượng ngùng mỉm cười lắc đầu:
Người đứng bên nhắc vài điều để tôi nhớ lại . Nhưng tôi không thể nào nhớ được, đầu óc tôi hình như không vẽ nổi về một hình ảnh đang xa lạ trước mắt .

Người đàn ông thất vọng kêu lên, quay sang phân bua với bà xui em tôi:
- Trời ơi, người đâu mà vô tình, đến người hàng xóm bên cạnh nhà bao nhiêu năm mà cũng không nhớ ra, không nhận ra ...."
Tôi giật mình, nhìn ra, nhận ra, reo lên:
- Oh, nhận ra rồi, tại sao không nói là ở cạnh nhà, có vậy mà cũng cứ nhắc lung tung gì đâu, nhớ rồi, nhớ chứ làm sao quên được . Bà xã có đi không ?
- Không, có muốn đến gặp mấy người bạn ngày xưa không ?
Tôi gật đầu đi theo . Những người bạn một thời tuổi nhỏ ...
- Nãy thấy giới thiệu ... đi lên ... nghe giọng nói, tụi này bảo nhau không biết có phải không ? Ngờ ngợ nên sai nó đến hỏi ...

Bạn bè thay đổi nhiều quá, thay đổi đến khó nhận ra, phải chăng vì cuộc sống nơi đây, hay qua những men rượu để tiêu diêu năm tháng, đã biến những người bạn tuổi nhỏ của tôi ngày nào giờ đây trông phong trần khắc khổ ?

Con bé trông thật kiêu, thật đẹp trong chiếc áo đầm xanh vừa được thay thế bằng chiếc áo cưới màu trắng tinh, cô cháu tôi xinh thế, tha hồ làm chú rể điêu đứng, tha hồ mà để con bé bắt nạt . Tôi cảm thấy hạnh phúc trong tôi khi nhìn cô dâu chú rể quấn quýt chân nhau trong điệu nhảy đầu tiên, như nhìn vợ chồng em tôi đang tươi cười chào hỏi khách mời, đùa giỡn với bạn bè .

Không ngờ Saigon dạo này ăn chơi quá, còn hơn chúng tôi ở hải ngoại, đi đâu cũng thấy những bảng quảng cáo về các lớp, các trường dạy khiêu vũ . Con rể của bạn tôi là một trong những vũ sư của các lớp dạy khiêu vũ, nghe lời mẹ vợ cứ đi theo năn nỉ:
- "Bác, cháu mời bác nhảy với cháu một bản nhé !..."
Cậu bé cứ năn nỉ, tôi lại cứ lắc đầu ...
- "Thôi, tha cho bác đi, bác không dám đâu ... mời các cô nhỏ kia kìa ..."
- "Nhưng mà cháu ..."
Tôi vừa cười vừa lắc đầu bỏ đi:

Buổi tiệc nào rồi cũng tàn. Họ hàng, bạn bè, quan khách cũng từ từ ra về:
Bạn ngày xưa của tôi đến gần đòi chụp chung một tấm ảnh kỷ niệm. Tôi mỉm cười, mim cười thôi ... Cô cháu đến mách:
- "Bác, bác có biết là bạn của bác đến nói với Thảo Nguyên làm sao không? "Bác là bạn của bác con, con phải chụp hình với bác và bác của con ..."
Mọi người nghe con bé nói đều bật cười, cô em dâu tôi xen vào ghẹo:
- Anh ấy muốn chụp hình với chị nên giả bộ đòi chụp hình chung với tụi nó đó ..."
Tôi cười và lảng đi. Dĩ nhiên là chẳng có một tấm hình nào "với bác và bác của con ..." cả.

Giòng đời trôi qua nhanh, thời gian vẫn lạnh lùng đi qua, như không chần chờ một ai, như một giòng nước cứ từ từ trôi qua những khe đá rồi tuôn ra biển ... như tuổi thơ của tôi ngày ấy là một chùm bong bóng đủ màu sắc đã vuột khỏi bàn tay bé nhỏ của tôi ngày nào, đã bay cao, bay quá cao đến khuất cả tầm từ lúc tôi bỏ đi ....


Nguyễn Thị Tê Hát
Ngày 2, tháng 9, 2010)

Một Chuyến Trở Về!



Một chuyến trở về ? Có thật là một chuyến trở về không khi nhà không có, khi không còn một chỗ đứng, không có một điểm tựa, không có cả khoảng trời riêng, mà chỉ thấy mình lạc lõng trên con phố đông người, khi cái nắng làm rám mắt môi, làm gẫy cong sợi tóc, khi khuôn mặt nhạt nhòa đẫm ướt mồ hôi, khi khói đường làm cay mắt, chiếc khăn bịt kín mũi miệng dưới cái mũ bảo hiểm như ngăn chặn không khí vào lồng ngực đến khó thở, khi những con mưa ào ạt rơi nhanh đến không kịp tìm chỗ ẩn núp, khi con đường thênh thang đã biến thành con sông ngập lụt hơn nửa bánh xe ...

Thật sự trong đầu không có ý định trở về lúc này, nhưng vì cái đám cưới của vợ chồng cô cháu nhỏ vừa mới làm lễ cưới ở Toronto, Canada sẽ trở về VN để làm lễ cưới ra mắt cha mẹ họ hàng 2 bên, nên làm sao không về được ? Cho dù trong lòng lo lắng không yên về những chậu lan trong phòng, lo vườn hoa trước, sau sân nhà với những cây hoa hồng, với 2 cây bông sứ vàng, đỏ đã mang về từ Houston? Làm sao không lo khi hai cây quất, tắc đang trổ bông trắng nhỏ đầy cành chưa kịp ươm trái, cho dù lúc nào cũng "mình nhé, nhớ để ý giùm em ..." nhưng khổ nỗi "mình nhé" thì cứ "mình nhé", còn cái chuyện người ta có nhớ đến hay vô tình không nhớ đến lại là chuyện khác .

Bước xuống phi trường TSN, lần này phi trường khang trang đẹp quá, thời tiết tốt nên máy bay đáp xuống sớm hơn dự tính . Người người nườm nượp, người đi, kẻ đón xôn xao ... người nhà vẫn không thấy, khi đi lại quên không mang theo số ĐT nên không còn nhớ để gọi ... thuê xe về thì lại sợ người nhà đang trên đường đi đón ... 10g rồi lại 10g 30 đêm, người đến và đi nhanh, còn mình, vẫn một mình ... Người công an, hình như không phải, tuy họ mặc quần áo nhà binh, lần này thấy lịch sự hơn, mềm mỏng hơn:
- Chị đến đây đứng chờ, người nhà dễ thấy hơn, chị có số ĐT không ? Tôi gọi giùm cho chị ...
Vừa nói vừa giúp đẩy chiếc xe nặng trĩu với hành lý chất đầy trên xe như đang uốn éo vì sức không đủ mạnh để giữ thăng bằng cho chiếc xe đi thẳng .

Sự tử tế lần đầu tiên bắt gặp, bỗng thấy lòng bình an hơn trong những lần trở về trước đây ...

- Chị, chị, tụi em đây nè ...
Mừng rỡ nhìn về hướng có tiếng kêu:
- Trời đất ơi, biết chị chờ bao lâu không ?
Nhìn đồng hồ ... gần 11g đêm .
Tiếng cười nói phân bua:
- Tụi em xem lộn giờ ...
Người lính giữ trật tự gần đó mỉm cười như mừng giùm tôi lúc này:
- Người nhà chị đến rồi nhé,
- Vâng, cám ơn anh nhiều ...

Trời cuối tháng 8 nhẹ nhàng, một cơn gió mát nhẹ thổi vào trong xe ... mới có mấy năm mà đường xá lại khác hẳn, nhà cửa hình như xây cao hơn, Nhìn quanh thấy con đường về nhà cậu em thấy khác và lịch lãm hơn, như phi trường tôi vừa rời bỏ lại phía sau, cũng như tôi vừa bỏ lại phương trời sau lưng có những người thân yêu đang mong ngóng từng ngày tôi trở lại ...


Nguyễn Thị Tê Hát

Thursday, October 14, 2010

Kỷ Niệm Dấu Yêu













Thời gian dù có vội nhanh
Cũng đừng phai úa dung nhan thuở nào
Để tôi cất hết tình nhau
Nhốt vào trong đáy tim sâu một thời
Nụ cười xưa cũ vẫn ngời
Vẫn tươi thắm một góc trời ngày xưa
Mai này tuổi hết đong đưa
Ngồi ôn kỷ niệm mà ru nỗi buôn...


Nguyễn Thị Tê Hát

Wednesday, October 6, 2010

Những Cơn Mưa Chiều



Đâu biết lần đi lại đớn đau
Những ngày tháng lạ bỏ đằng sau
Những đêm mất ngủ, phương trời ấy
Những chiều nắng hạ với mưa ngâu

Có phải mưa ngâu không hở anh?
Mà sao mưa chẳng dịu dàng êm
Cho Chim Ô Thước bay về bến
Bắc cầu gặp gỡ nối duyên em?

Hay tại mưa chiều rơi quá mau?
Bão bùng nặng hạt gió đuổi nhau
Nên chim Ô Thước không nhìn thấy
Nên tình em mãi lạc duyên đầu

Em tưởng về đây giấc an bình
Mà sao đêm tối vẫn lặng thinh
Cho em đau nhói trong tiềm thức
Sầu lắng trong tim một bóng hình


Nguyễn Thị Tê Hát

Gửi Em!



Chị trở về đây nhuốm cơn đau
Rã rời mỏi mệt giữa đêm thâu
Nỗi lòng xa xứ ôi buồn lắm!
Nhức buốt trong tim một nỗi sầu

Sài Gòn giờ đã khác ngày xưa
Chẳng nắng lung linh, chẳng gió đùa
Nắng làm sợi tóc chia nhiều nhánh
Nắng rám má môi, nói sao vừa ?

Sài gòn giờ cũng vẫn mưa rơi
Cũng ào ạt qua một góc trời
Những cơn mưa lạ giờ tầm tã
Lụt lội con đường thấy tả tơi

Chị vẫn tin rằng có ngày mai
Sài Gòn tìm lại nét trang đài
Phố phường rồi cũng khơi màu sắc
Êm ả tình ai bớt thở dài

Cám ơn em nhé những lời thơ
Ủi an tình chị mới trở về
Mang lòng nặng trĩu hồn non nước
Lẫn trái tim đau, lỡ ước thề ...


Nguyễn Thị Tê Hát

Friday, October 1, 2010

Anh không về Đại lễ đâu em /Anh Đừng Về Nhé Anh!

Anh không về Đại lễ đâu em

Anh không về Đại lễ đâu em
Dù Hà Nội ngàn năm hay vạn năm cũng thế
Khi vua Lý lại mang mão áo vua Tần!
Khi trong phim Việt Nam chỉ thấy sắc màu Trung Quốc!

Thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc
Ông bà ta là thế!
Nên mới còn non nước Việt hôm nay
Hãy gửi cho anh một gói cốm màu xanh
Để anh nuốt vào lòng cả mùa thu Hà Nội
Gửi cho anh một cành liễu Hồ Tây
Để hồn anh mênh mang cùng sương khói . . .

Tưởng nhớ Người xưa đốt hương trầm là đủ
Hãy để những tỉ đô la xây bệnh viện, công viên
Để ngàn năm Thăng Long không thành ngàn mụn ghẻ
Để không còn những bộ phim
Ngộ độc cả ca dao, băng huyết cả tâm hồn

LPK
Sài gòn 17.9.2010

***

(Cam tac theo bai tho tren)

Anh Đừng Về Nhé Anh!


Ừ nhé, thôi anh chớ trở về
Thăng Long vạn vật đã ngủ mê
Ngàn năm Đại Lễ là hư ảnh
Chua chát quê mình nỗi ê chề

Em gởi cho anh chút cốm xanh
Tượng trưng Hà Nội sống trong anh
Để anh tưởng nhớ thu Hà Nội
Muôn thuở dịu êm đất trong lành

Em gởi cho anh liễu Hồ Tây
Để anh mơn trớn gió chiều nay
Để nghe trong cõi không gian ấy
Có lời tự tình nỗi đắng cay

Em gởi cho anh ở nơi xa
Nỗi lòng uất hận chốn quê nhà
Ngàn năm Đại Lễ Thăng Long ấy
Bày vẽ cho dân khổ trăm bề

Em gởi cho anh chút tình quê
Mong ngày hạnh ngộ hết não nề
Quê Hương rạng rỡ thôi khốn khổ
Thăng Long ngày ấy đợi anh về


Nguyễn Thị Tê Hát

Chẳng Về Đâu!...



Đã bảo lòng rằng ... chẳng về đâu!
Khi thuyền rẽ bến đã từ lâu
Bao năm xa cách không còn nữa
Gặp lại làm gì để khổ đau

Đã bảo lòng rằng ... chẳng về đâu!
Phương trời xưa cũ đã phai màu
Phố phường lạc lõng, chân không tới
Chỗ hẹn năm nào nên mất nhau

Đã quyết bảo lòng ... chẳng về đâu!
Mà sao đưa đẩy bước chân nhau
Không hẹn, lại gặp trong tiệc cưới
Cuống quýt nhìn nhau... đôi mắt sâu

Quay đi, run rẩy giả cười vui
Nói nói mà sao ... dạ rối bời
Lén nhìn ai đó trong men rượu
Chếnh choáng men sầu, dạ xót đau

Đã biết Nguyệt Ông cố tình bày
Ngày xưa ngang trái... hận hôm nay
Thì thôi đã lỡ ... đừng quay lại
Bước tới cho đời thôi đắng cay


Nguyễn Thị Tê Hát

Thursday, June 17, 2010

Mưa - Lụt


Chưa có trận mưa nào xối xả lớn như trận mưa sáng sớm nay. Cơn mưa bắt đầu đánh thức khi màn cửa sổ bay phần phật với những tiếng mưa rơi gõ trên cành lá, trên mái nhà nghe rào rạt vội vàng đến hạ cửa kính xuống, những hạt mưa đem theo những cơn gió mát hơi lành lạnh đi về như vừa xua đi những cơn nóng bức .

Nằm trằn trọc trên giường với cái răng đau ê ẩm khó chịu, lười biếng dậy đi làm, nhưng rồi cũng phải xuống giường, vì đằng nào cũng phải có mặt tại văn phòng mà không thể vắng mặt, vì sau một tuần nghỉ ở nhà babysit cho vợ chồng thằng con đi chơi xa.

Trời mưa, con đường như dài thêm ra với đoàn xe chậm chạp nối đuôi nhau, vì những cơn mưa nặng hạt xối xả trên kiếng xe, mờ cả kiếng sau ... bãi đậu xe lác đác vài chiếc, mặc dù đã đi trễ nửa tiếng. Mưa vẫn rơi, rơi nhanh, vai đeo xách tay, tay cầm dù bước nhanh vào building, nhưng đường ngập nước, nước chảy mạnh như con suối nhỏ dưới chân nên phải dừng lại để tháo giầy cầm trên tay, chiếc quần capri đủ cao để không ướt đẫm.

Điện thoại reo không ngừng, vì ai cũng báo sẽ đến trễ vì mưa đã làm ngập những con đường hay những đoạn đường nào đó bị đóng lại, kể cả một vài xa lộ. Cái bảng ghi tên nhân viên chỉ toàn ghi trễ và số người có mặt chỉ đếm trên một bàn tay. Con đường sau Department ngập nước, nhìn qua cửa sổ trên cao, 2 chiếc xe nằm trong nước. Nước ngập cả basement, nhân viên bảo trì building phải vội khiêng những thùng hồ sơ, giấy tờ cần thiết chất trên cao. Thông cáo loan ra Dept. đóng cửa ... vài người có mặt nhìn nhau... làm sao mà về, khi những đoạn đường ngập nước ? Hình ảnh trên TV thật bất ngờ và ngạc nhiên khi thấy những chiếc xe nằm ngập trong nước, loáng thoáng chỉ thấy nóc xe, nước mưa đã tạo thành những vùng nước đọng hay chảy xiết lớn như một con sông nhỏ, những chiếc ghe bằng phao nổi bắt đầu đi kiếm người ....

Chiếc răng đau bắt đầu nhức, gọi ĐT đến văn phòng nha sĩ xin gặp BS. Thư ký hẹn thứ tư ... Trên internet, đài dịa phương vẫn không ngừng chiếu những hình ảnh về cơn lụt đang diễn ra quá nhanh qua vài tiếng mưa rơi. Chiếc răng đau làm khó chịu, gọi đến nha sĩ, nói cô thư ký hỏi BS lấy thuốc trị đau trong khi chờ đợi thứ tư đến . Nửa tiếng sau gọi lại cho biết BS đã cho thuốc trụ sinh và giảm đau ở pharmacy Wal-Mart. Có thuốc lại lo không biết thế nào để đến lấy thuốc khi mưa vẫn rơi đều nặng hạt bên ngoài ...

11 giờ rưỡi cơn mưa ngưng, mọi người phải ra về, mưa rơi nhè nhẹ, bãi đậu xe ở Wal-Mart chỉ còn vài vũng nước đọng, nước đã rút và người ta lại tấp nập vào ra ...

Những viên thuốc đau nhức làm cơn đau dịu lại nhưng giấc ngủ ngầy ngật vì thuốc đã làm đầu óc cứ ngầy ngật ngủ thức với những tin tức trên màn ảnh .

Bên ngoài không còn mưa rơi, những cụm hoa hồng, những chậu bông sứ vàng, đỏ, những chậu tắc, quất trông như tươi tỉnh hơn nhờ cơn mưa lạ đi về . Cơn mưa lạ chỉ trong vòng mấy tiếng đã tạo nên những vùng nước chảy xiết ngập đường đi, ngập nhà cửa . Một cơn mưa mà từ khi đặt chân đến nơi này chưa bao giờ thấy và chưa bao giờ có ...


Nguyễn Thị Tê Hát

Thursday, May 6, 2010

Đêm!...



Đêm ru ai ngồi hát ?
Đêm ru em buồn tênh,
Đêm hỏi đêm ai khóc ?
Đêm!... thẫn thờ qua đêm ...

Nguyễn Thị Tê Hát

Nắng Hạ



Nơi đây nắng hạ đơm bông
Cho xanh nụ nhớ cho hồng nét môi
Cúc tươi vàng thắm đón mời
Sao tôi lại cứ chơi vơi cõi lòng

Xứ người từng vạt nắng trong
Đem phơi trái đắng phơi luôn tháng ngày
Sầu đời trĩu nặng hai vai
Sầu tôi trĩu nặng trong tôi nỗi buồn

Nhưng sao trời bỗng mưa tuôn
Cho tôi co rúm sầu riêng võ vàng
Đêm dài đêm lại thở than
Tôi buồn tôi lại loay hoay bóng mình

Đêm dài đêm cứ lặng thinh!


Nguyễn Thị Tê Hát

(May 5th, 2010)

Wednesday, May 5, 2010

Còn Tôi Nỗi Buồn!



















Từ anh lạc nẻo đường tình
Cho tôi chôn kín bóng hình năm nao
Bao năm kỷ niệm xanh xao
Bấy năm phủ kín đời nhau còn gì
Bây giờ một kiếp chim di
Tháng ngày lặng lẽ trong tôi muộn phiền
Đêm nay gió lộng ngoài hiên
Mong đêm huyền hoặc mang đi nỗi buồn!


Nguyễn Thị Tê Hát

Wednesday, April 21, 2010

Câu Kinh Cuối Ngày



Giáo đường vang tiếng kinh cầu
Từ em hạnh phúc rong rêu tháng ngày
Chiều về con phố mưa bay
Trời không gió nổi mà sao lạnh đầy

Bên ngoài hiu hắt theo ngày
Trong em hiu hắt lất lây nỗi buồn
Ô hay! Sao nước mắt tuôn
Tủi thân nhòa nhạt theo câu kinh buồn ...


Nguyễn Thị Tê Hát

Tuesday, April 20, 2010

Quên Đi Anh!



Quên đi anh, cũng đừng thương đừng nhớ
Đừng hận lòng khi lỡ chuyến đò ngang
Đừng trách em tách bến quá vội vàng
Đừng cay đắng khi tình chia đôi ngã

Tháng tư đen, cuộc đời anh vất vả
Chốn lao tù đầy ải giữa rừng sâu
Triệu con người tức tưởi khóc thương nhau
Khi vận nước đi vào cơn nghiệt ngả

Ngóng tin anh, bao mùa thu thay lá
Mỏi mòn chờ không biết được ngày mai
Năm tháng đi qua, năm tháng thở dài
Em tuyệt vọng nghe tim mình buốt giá

Con lộ 7 ngày xưa nhiều luyến nhớ
Những cuối tuần anh đưa đón em qua
Rừng núi cao nguyên xanh thẳm mặn mà
Ai biết được kinh hoàng tuôn máu chảy

Đọc thơ anh, những vần thơ khốn khổ
Uất hận nhiều làm vỡ nát tình ta
Em xin người, thôi đừng có xót xa
Đừng thương nhớ một thời nay đã cũ

Quên đi anh, quên em! Nguời yêu nhỏ!


Nguyễn Thị Tê Hát

Anh và Biển Nhớ!



Em vẫn thế giữa hoang đường tuổi nhỏ
Vẫn ngu ngơ nghe biển cát thì thầm
Chưa biết tình là một cõi ăn năn
Chưa biết khóc khi đời chia đôi ngã

Anh hai tay ôm choàng con sóng dữ
Mải miết tìm em giữa cõi hư vô
Ánh trăng đêm soi rõ bóng em mờ
Vừa biến mất giữa vùng trời huyền ảo

Anh nơi đâu, hay chìm vào biển nhớ?
Bãi cát chiều như có vết chim di
Chợt đâu đây thoang thoảng tiếng thầm thì
Ai gọi khẽ tên em từ cõi vắng!


Nguyễn Thị Tê Hát

Nghịch Mùa



Nghịch mùa, gió lạnh Tháng Tư
Thổi qua con phố, làng quê bất ngờ
Hạnh phúc, ngày ấy vật vờ
Như con sông nhỏ lách ra biển dài

Khăn sô, một giải bi ai
Quấn lên tim mẹ, để giờ nát tan
Quê hương mình quá điêu tàn
Trăm dân ngàn họ, thở than một đời

Hồn thiêng, sông núi chơi vơi
Nỗi lòng xa xứ, một trời cách ngăn
Tháng Tư, ai chẳng băn khoăn
Ai không ngào nghẹn, lòng đau ít nhiều

Vết thương, nặng trĩu tim yêu
Giờ đây lại phải, hai quê xứ người
Hồn ma, uẩn khúc nơi đâu?
Sao không về lại, đòi quê hương mình ?


Nguyễn Thị Tê Hát

Saturday, April 10, 2010

Chỉ Tại Gió



Ngày ấy yêu nhau
Hạnh phúc lứa đôi
Nào ngờ giố lốc
Thổi bay cuộc tình

Cuộc tình ngày ấy
Không thương đau
Không hấp hối
Chỉ tại gió
Cơn gió nghịch mùa
Từ đâu kéo lại
Thổi thốc cuộc tình ta

Ngày ấy mình yêu nhau
Tình không thương đau
Tình không hấp hối
Nên ngàn năm sau
Tình mãi còn trong nhau ...


Nguyễn Thị Tê Hát

Nhớ Về Một Tháng Tư


Ba giờ yên giấc ngủ
Nơi nghĩa trang xứ người
Êm đềm trong mộ cỏ
Thôi không còn nỗi đau

Tháng Tư về tưởng nhớ
Đau lắm người xa quê
Ai người không nhỏ lệ
Nhớ khung trời ngày xưa

Hôm nay con lên "nét"
Những hình ảnh thương tâm
Về Tháng Tư năm ấy
Lòng con! ôi nghẹn ngào

Bóng dáng ba ngày đó
Trong trí nhớ không nguôi
Ba đứng lên lảo đảo
Khi nghe lệnh cúi chào


Con nhìn long lanh lệ
Theo dáng ba u sầu
Trong tim con nặng trĩu
Khóc thương ba một mình

Trời hôm nay trở lạnh
Tháng Tư chẳng vào xuân
Đất trời như cùng khóc
Thương quê mình long đong .


Nguyễn Thị Tê Hát

Tháng Tư Buồn



Những bài thơ tháng tư, buồn da diết
Vẫn ngậm ngùi, nghe nghẹn thắt trong tim
Giọt nước mắt rơi, sao buốt giá hồn trinh
Cho sống lại, một bức tranh khốn khổ

Tháng tư đen, bầu trời đem bão tố
Gió điên cuồng, thổi hạnh phúc ra khơi
Người người dắt nhau, chạy trốn tiếng cười
Loài dã thú, tung hoành nơi phố thị

Bao năm qua, tháng tư hoài nhắc nhở
Nơi xứ người, như một vết dao đâm
Những nén nhang, xin cất tiếng cầu kinh
Cho siêu thoát, những linh hồn vị quốc

Tháng tư đen, bây giờ thành Quốc Hận
Khi trên đầu khăn trắng, vết thương xưa
Khi quê hương, còn đẫm những cơn mưa
Khi loài thú còn rong chơi phố thị ...

Tháng tư đen, nơi quê người tủi nhục
Kiếp lưu vong, hằn đậm vết thương mình
Thương quê hương, vận nước quá điêu linh
Xin khấn nguyện, Tháng Tư hồng xứ mẹ


Nguyễn Thị Tê Hát

Wednesday, March 31, 2010

Thế Giới Ngày Nay!


Thế giới ngày nay hết hiền hòa
Đất bằng dậy sóng những phong ba
Lòng người gian dối, quen lừa lọc
Đạo đức xa vời chẳng thiết tha

Chiến tranh tàn ác khắp mọi nơi
Bom đạn tan hoang xác con người
Banh thây tơi tả như loài thú
Ngoảnh mặt làm ngơ chẳng đoái hoài

Thiên tai, bệnh tật lắm đau thương
Cháy núi rừng hoang, bão điên cuồng
Lụt lội đất trời ai ngờ đến
Chẳng một chút tình, chút vấn vương

Chúa ngự trên cao, Thánh Giá buồn
Mắt nhìn nhân thế lắm điêu linh
Lòng người nham hiểm không lùi bước
Hối lỗi ăn năn, cứu chuộc mình ...


Nguyễn Thị Tê Hát

Khởi Đầu và ... Chấm Dứt


Lâu quá không viết gì, bởi những giọt nghĩ như đọng lại không sóng sánh, chao động, như bầu trời không gió, như mây ngừng trôi, như vạn vật đều tĩnh lặng để những con chữ chui lại trong những con ốc mượn hồn ngoài bãi biển và cứ ở hoài trong đó, không ló ra cho chữ nghĩa được phơi bày, để tâm tư vơi đi những gì đang đóng kín .

Thế giới đang cuồng loạn từ chiến tranh, xác người như những con thú nằm phơi khô trên cánh đồng chết trong những cuộc chiến tại các nước trên thế giới, mà Cuộc chiến tại Rwanda là một điển hình, chỉ trong vòng 3 tháng đã có hằng triệu người bị thảm sát, hay là một killing field ở Campuchia, hay là những mồ chôn sống tập thể với hàng ngàn người tại Huế, tại Irag. Những con người bị tù đày bỏ xác trong các trại cải tạo, trong các trại trừng giới ...

Những thiên tai động đất, cháy rừng, thủy triều, gió lốc đã mang đi hằng trăm ngàn mạng sống, sự nghèo đói, bệnh tật thống thiết khắp nơi . Những công lý không còn tồn tại khi quyền làm người bị tước bỏ ở một số quốc gia trên thế giới .

Những tệ đoan xã hội đầy dẫy từ học đường cho đến xã hội, bởi lòng người nham hiểm thù ghét hãm hại giết chóc lẫn nhau, từ cảnh mẹ giết con, con giết cha mẹ, chồng giết vợ, những em bé bị hãm hiếp bỏ xác trôi sông ... cái cảnh đồng tình luyến ái công khai ngay cả trong quân đội, công khai trên đường phố, trên màn ảnh ...

Thế giới đã bị đảo lộn, đã làm hỏng chương trình tạo dựng của Thượng Đế, nên thế giới ngày nay không còn hiền hòa êm dịu, biển không con xanh, gió không còn dịu mát mà thay vào đó những con sóng dữ, những cuồng phong, những bão tuyết và những cơn nắng, nóng cháy như mặt trời càng ngày càng xuống gần trái đất hơn...

Tối qua xem băng tần History nói về Bible Code... Những tiên đoán trong Bible Code nói về những diễn biến đã lần lượt xảy ra trong những thế kỷ đã qua và đang lần lượt xảy ra trong hiện tại ... câu kết của chương trình ... Khi có điểm khởi đầu, ắt phải có điểm chấm dứt.

Phải chăng ngày ấy trái đất sẽ ngừng quay, tất cả đều tĩnh lặng ... tĩnh lặng cả thời gian như cây kim đồng hồ trên tường sẽ không còn ...tíc tắc ...


Nguyễn Thị Tê Hát

Monday, March 29, 2010

Một Mảnh Tình Riêng



Một mảnh tình riêng dấu trong tim
Bao năm chôn kín với muộn phiền
Cô đơn ngày tháng theo tiếp nối
Vùi dập bên đời với oan khiên

Bao tháng năm dài lặng lẽ trôi
Tuổi xuân lạc nẻo tiếng ru hời
Đêm khuya văng vẳng hờn mưa gió
Ai biết lòng ai chết một đời

Côn trùng réo gọi giữa trời khuya
Xào xạc lá rơi ngỡ ai về
Giật mình tỉnh giấc ôi ngào nghẹn
Một mảnh tình riêng quá não nề


Nguyễn Thị Tê Hát

Thursday, March 25, 2010

Chiều Bên Thánh Đường



Cứ mỗi chiều về em đến đây
Thánh đường im bóng dáng em gầy
Thiết tha quỳ gối em xin khấn
Nguyện Chúa cho mình thôi đắng cay

Em cầu xin Chúa mà lệ rơi
Đau nhói trong tim đến nghẹn lời
Bao năm đau khổ tim em vỡ
Từng mảnh bên đời anh chẳng hay

Thánh lễ từng chiều giống chiều nay
Em đến quỳ đây mỗi cuối ngày
Con tim tê tái bao thổn thức
Nguyện Chúa cho lòng bớt bi ai

Thánh lễ từng chiều em kính dâng
Khẩn xin Thiên Chúa với từ tâm
Cho em kiên vững ngồi ghép lại
Những mảnh tìm mình đã vỡ tan ...


Nguyễn Thị Tê Hát

Friday, February 12, 2010

Xuân Xứ Người



Hoa Xuân dạm ngõ nhà ai
Sao Xuân hờ hững không vào nhà tôi
Hay đông tuyết phủ bên ngoài
Nên Xuân ngần ngại đi qua mất rồi
Tôi nơi đây, mãi đứng ngồi
Mỏi mòn trông đợi mùa xuân xứ người
Chim di một kiếp ru hời
Bao mùa Xuân đến, bấy nhiêu nỗi buồn

Nguyễn Thị Tê Hát

Tuesday, February 2, 2010

Vạt Nắng Lung Linh


Sau những ngày băng tuyết, mặt trời lại nhảy nhót trên vạn vật, trên những nóc nhà, trên những con đường đóng băng trơn trượt, trên những cành cây khô để tạo thành những giọt nước thánh thót rơi rơi, để nghe tiếng vỡ vụn trong đêm, để tạo những con đường ẩm ướt thành những vũng như nước mưa đọng lại . Những cây thủy tinh đang từ từ lộ nguyên hình thành những cành cây khô như những bộ xương tàn tạ từ khi mùa thu bỏ đi.

Các xa lộ sạch sẽ hơn bởi 2 bên đường đã được những xe ủi tuyết dồn vào thành những bức tường sậm mầu đất đen, không còn trắng toát như những hôm tuyết rơi, không còn vẻ thơ mộng bàng bạc của những ngày đông tuyết phủ . Tất cả đang từ từ ló mặt ra khỏi cái mặt nạ mùa đông để sự sinh hoạt lại trở về như những ngày thường . Những chiếc xe trên đường lại phóng nhanh mặc cho những mảng tuyết tung bay thổi ngược về phía sau.

Tất cả đang từ từ tan loãng dưới ánh nắng mặt trời hiếm có của mùa đông... mặt trời đang sưởi ấm không gian, mặt trời đang sưởi ấm vạn vật ... và ... hình như con chim trốn tuyết cũng vừa cất cánh bay khỏi nơi trú ẩn ....


Nguyễn Thị Tê Hát

Monday, February 1, 2010

Con Chim Trốn Tuyêt


Em, con chim bé nhỏ
Lạc lõng giữa trời cao
Sương mù giăng giăng phủ
Nghe lòng mình xanh xao

Một thuở nào hạnh phúc
Một thuở nào ngu ngơ
Em bây giờ cánh mỏi
Biết về đâu bây giờ ?

Trời bên ngoài lạnh giá
Tuyết trắng hàng cây khô
Con đường dài trơn trượt
Mắt môi em thẫn thờ

Em, con chim bé nhỏ
Mỏi cánh giữa trời giông
Muốn tìm nơi ẩn náu
Cho qua một mùa đông!...


Nguyễn Thị Tê Hát

Những Ngày Mùa Đông Cuối Tháng Giêng!


Những gì dự báo đã thành sự thật, khi những cơn mưa nhẹ làm ướt mặt đất, đọng lại trên cây cỏ vừa đủ để những bông tuyết bay lả tả phủ lên tạo thành một khung cảnh bàng bạc như một wonderland với những cây thủy tinh long lanh rót dài giọt nước vì quá lạnh để không rơi xuống đất, quá lạnh để rơi giữa lưng chừng như đóng khung một nỗi buồn nào đó quá cô quạnh .

Nhân viên của tiểu bang lại được nghỉ vì những con đường đóng băng trơn trượt, trên TV lần nữa lại loan báo các trường công tư lập cũng như các chương trình hoạt động tôn giáo đóng cửa vì thời tiết . Các đài truyền hình liên tục thông tin những trở ngại do thời tiết gây ra. Những tai nạn trên đường, những highways tạm đóng cửa và những nơi bị mất điện phải tìm nơi trú ngụ khác hoặc có nơi, mọi người đã phải quây quần ở phòng ăn để sưởi ấm bởi lò nấu ăn đã được thay thế bằng lò sưởi trong nhà .

Thứ sáu trời vẫn bàng bạc, sương vẫn mù và tuyết vẫn rơi bên ngoài, cái TV vẫn mở qua hết chương trình này đến chương trình khác, tự dưng thèm đi đâu đó, thèm được một mình lang thang trong cái lạnh tím da thịt của mùa đông.

Thứ bảy trời vẫn mù sương và tuyết vẫn còn rơi, nhìn qua cửa sổ những cây cao vẫn ngất ngưởng sừng sững như những cây thủy tinh được trồng lên giữa vùng tuyết trắng xóa . Cái computer cứ off and on mấy lần chỉ vì thời tiết bên ngoài, nhưng dù sao cũng có dịp lang thang trên nét để thấy mình may mắn nơi này, được hít thở cái không khí tự do, cái không khí trong lành dù đang là mùa đông lạnh buốt nhưng cái quyền làm người không bị chà đạp, không bị lấy mất . Xót xa cho những người đang đấu tranh đòi sự công bằng đã bị bịt miệng khi họ muốn kêu gào . Xót xa cho những em bé sống bên Sông Hồng, xót xa cho những người nghèo khắp nơi đã và đang khốn khổ tận cũng trong cuộc sống như những nhân vật trong trong "Nợ nần" của Nguyễn Công Hoan. Cuốn sách mô tả một kiếp người thương tâm khổ sở cho đến lúc chết chỉ có một tấm chiếu rách cuốn thân. Một cuốn sách mà khi bé đã phải mươn tấm chăn phủ kín để được khóc vui trong đó vì sợ người nhà bắt gặp cái ủy mị của chính mình ...

Bên ngoài tuyết vẫn rơi và bên kia đất nước tôi nước mắt vẫn trải dài, khổ đau vẫn ngự trị khi sự công bằng của một con người vẫn xa vời tầm tới .


Nguyễn Thị Tê Hát

Saturday, January 30, 2010

Chuyến Bay Cuối Năm


Thành phố nhỏ, thành phố hiền hoà được lồng trong một tiểu bang không mấy người biết đến, người ta chỉ biết đến sau một biến động to lớn làm xao động cả thế giới, nếu không, chẳng ai biết đến tiểu bang này nằm ở chỗ nào trên bản đồ nước Mỹ. Thế nhưng, những ngày gần tết cũng xôn-xao nhộn-nhịp hẳn lên ở những chợ VN, Ở đấy người ta thấy la- liệt những chiếc bánh chưng, những đòn bánh tét, những hộp mứt, hộp trà, những phong bì đỏ. Ở cửa ra vào những chậu mai vàng nở rộ bên cạnh những chậu quất nặng trĩu trái. Sự tấp nập của người mua đã tạo nên một khung cảnh khác lạ với mọi ngày làm xao động không ít lòng người xa quê hương.

Ngoài trời vẫn lạnh, mùa đông nơi đây vẫn còn để thấy một vài cơn tuyết đi về, cây bradford trước nhà trơ trụi lá trông như bộ xương khô đang được tô điểm bằng những bông tuyết bay phất phới tạo nên một bức tranh thật hoang lạnh, để những kỷ niệm xưa cũ vẫn đi về như những bóng ma chập chờn níu kéo từ một hố thẳm ký ức nào đó. Tiếng điện thoại reo vang làm Quỳnh giật mình.

- Quỳnh đang làm gì đó? vừa gọi đến sở làm họ bảo Quỳnh bị đau không đi làm, bộ Quỳnh đau thật ha?

Quỳnh cười nhẹ chống đỡ:

- Đâu có, tại lười nên lấy cớ vậy thôi, nhưng sao không chờ cuối tuần gọi mà lại gọi vào giờ này?

Ái giả bộ trách móc:

- Thì nhớ lúc nào gọi lúc ấy không được hả? Sao mà khó tính thế? người ta gọi để rủ sang Canada ăn tết với gia đình đây nè. Sang chơi chứ không thôi lũ nhỏ cứ nhắc đến dì Quỳnh mãi đấy.

Lặng im nhìn qua cửa sổ, những bông tuyết rơi càng lúc càng nhiều, sân cỏ khô trước nhà không còn dấu vết của những cơn nắng hạ, chỉ thấy một bãi trắng xoá, phủ kín cả lối đi. Quỳnh bâng quơ:

- Thôi, không sang đâu, bên này đang lạnh lắm, tuyết rơi đầy sân đủ để buồn rũ người ra đây nè, sang Canada để kiếm thêm cái lạnh vào người nữa sao? Nói với đám nhóc khi nào hết lạnh dì Quỳnh sang.

Ái không chịu kêu lên:

- Cái gì mà lạnh? cái gì mà buồn? cứ như mình là con chim trốn tuyết không bằng. Sang đây đi, sang đây để thấy cái tuyết, cái lạnh ở đây đẹp và dễ thương chứ không giống như chỗ Quỳnh ở đâu, vả lại tết này ở Toronto có nhiều mục lắm, có cả hội chợ nữa. Quỳnh mà không sang mình cũng cứ gởi vé máy bay cho Quỳnh đấy.

Không ngờ Ái gởi thật, thế là Quỳnh đành thu xếp công việc sang Canada ăn tết đúng vào cái ngày cuối năm. Cái ngày mà dù ở văn-phòng có bận cách mấy, Quỳnh cũng cứ kiếm cớ ở nhà chùm kín chăn đọc sách hay nằm nghe nhạc.

Ngày cuối năm sau những ngày lễ Thanksgiving, Christmas và New Year, hành khách đã bớt hẳn, phi trường vắng vẻ hẳn ra, không thấy một người VN hay Á Châu nào cả, chỉ mỗi mình Quỳnh với lác-đác những người dân bản xứ, vì Ái gởi vé đi gấp nên đường bay đã phải ngừng lại nhiều nơi để đón khách. Nhanh chân bước theo người tiếp viên tìm ghế ngồi, Quỳnh cẩn thận bước vào ghế trong sát cửa sổ. Người tiếp viên trước mặt đang lôi từng vật dụng cấp cứu ra để chỉ dẫn cách xử dụng và những điều phải làm khi gặp trường hợp khẩn cấp. Tiếng động cơ bắt đầu ầm-ỹ, con tàu lắc-lư, rít bánh trên phi-đạo rồi từ-từ lên cao làm Quỳnh rùng mình nhắm mắt. Khi tiếng động cơ đã êm trở lại, Quỳnh mở mắt nhìn qua khung cửa nhỏ, những building, nhà cửa, đường xá nhỏ dần rồi mất hút phía dưới. Bên ngoài không thấy gì ngoài những đám mây bàng bạc, xam-xám làm đầu óc Quỳnh lơ-đãng mông-lung.

- Xin lỗi, hình như cái khăn này của Cô thì phải?

Quỳnh giật mình quay lại, người đàn ông ngồi bên cạnh mà lúc nãy khi bước vào Quỳnh thấy che quyển báo trên mặt là một người VN, người đồng hương của Quỳnh. E-thẹn khi thấy chiếc khăn quàng cổ trên tay người khách lạ, Quỳnh cầm lấy ấp-úng :

- Dạ thưa vâng, nãy vội quá chắc tôi làm rơi... nhưng hình như không phải ông đi từ Oklahoma?

- Vâng, tôi đi từ Dallas, và hình như cô đi Canada phải không ạ?

Quỳnh ngạc nhiên:

- Thưa vâng, nhưng sao Ông biết?

- Tôi chỉ hy vọng vậy thôi, vì tôi cũng đi Canada.

Quỳnh mỉm cười im lặng. Người đàn Ông gợi chuyện:

- Tôi là Phú, xin lỗi tôi có thể biết tên cô để tiếp chuyện được không? Đường bay dài, mong sẽ đốt ngắn được thời gian.

- Vâng, tôi là Quỳnh Châu, nhưng gia đình và bạn bè lại cứ gọi tôi là Quỳnh.

- Tên Quỳnh đẹp quá, thế cô Quỳnh về ăn tết với gia đình hả?

Quỳnh thấp giọng:

- Dạ không, tôi chỉ sang chơi thôi ạ, thế còn Ông? chắc ông về Canada ăn tết với gia đình?

Liếc mắt nhìn bàn tay thon nhỏ mịn màng không đeo nhẫn của Quỳnh, Phú cảm thấy một sự yên tâm, một sự yên tâm vô cớ làm chàng muốn bật cười với chính mình:

- Không, tôi cũng như cô, không có cái diễm phúc ấy... không ngờ tôi với cô lại giống nhau trong chuyến đi cuối năm này...

Phú trầm ngâm tiếp:

- Cô Quỳnh nhìn quanh xem, chẳng có người VN nào giống mình cả, ai cũng tim về với gia đình, chỉ có những người không gia đình mới bỏ đi thôi, nhưng chẳng thà đi còn hơn là cứ ở nhà gậm nhấm nỗi buồn với bốn bức tường, ra vào chẳng biết làm gì, đến nhà bạn bè thì đứa nào cũng bận chuyện gia đình, thành ra những năm mới sang, tết nào cũng một mình, một rượu say mèm để đừng nghĩ đến chuyện gì khác, rồi say quá ngủ mê mệt cho đến khi đi làm trở lại... thế là xong một cái tết.

Quỳnh im lặng, chợt thấy lòng trùng xuống, nỗi buồn như ào lấy vây quanh, như có người vừa đốt lên ngọn đèn soi rõ nỗi buồn cô đọng của nàng. Vâng, Quỳnh cũng có nỗi buồn, cũng có nỗi cô đơn của riêng Quỳnh. Nỗi buồn, nỗi cô đơn như vỏ ốc kiên cố giam giữ Quỳnh suốt bao nhiêu năm trời, sau cái ngày không giống một ngày nào đó trong đời Quỳnh. Từ cái ngày mà người ấy bỏ ra đi, đi vội vàng, đi bất ngờ, đi không một lời nhắn nhủ từ giã để cho Quỳnh xanh xao với nỗi nhớ, nỗi đau. Dù đã quá lâu, dù tất cả đã rong rêu vàng úa, nhưng thỉnh thoảng vẫn đi về réo gọi Quỳnh trong những giấc mơ mà khi tỉnh dậy, Quỳnh cảm thấy nuối-tiếc, ngẩn-ngơ, bần-thần cả một ngày dài đôi khi tiếp nối cả qua ngày hôm sau. Không thấy Quỳnh nói gì, Phú lên tiếng:

- Cô Quỳnh hình như ít đi xa lắm phải không?

- Dạ thưa vâng, đi xa vào những dịp cuối năm tôi không mấy thích cho mấy, nhưng hôm nay vì nể bạn bè thành ra...

Quỳnh buông lửng câu nói, Phú tiếp:

-Vậy bạn của cô Quỳnh chắc dặc-biệt lắm nhỉ? thế bạn của Quỳnh ở ngay tại Toronto hay ở đâu?

- Dạ thưa ở Toronto, chắc ông cũng hay đến Toronto lắm phải không ạ?

- Vâng, bạn bè tôi ở đấy cũng nhiều, thành ra khi nào có dịp là bay sang ngay, nhưng thường thường tôi thích đi vào tháng 10, tháng 11 hơn vì ở đấy mùa thu rất là đẹp, lá vàng rơi đẹp đến nỗi ai cũng chờ mùa thu về để rủ nhau đi thưởng ngoạn cả, tôi nghĩ không ở đâu có mùa thu đẹp bằng ở Canada. Nếu có dịp, cô Quỳnh nên đến vào những tháng ấy một lần cho biết... à, thế Quỳnh ở Toronto thì bao giờ thì trở lại Mỹ?

- Dạ mùng 10 ạ.

Bên ngoài khung cửa nhỏ, những mảng tuyết bay lãng-đãng, những cụm mây xám làm thân tàu nhấp-nhô, lắc lư đến chóng mặt. Quỳnh nhắm mắt thật chặt, mím chặt môi như cố đè nén những khó chịu, những ngầy-ngậy bên trong. Quỳnh nghe tiếng Phú, nhưng không hiểu Phú đang nói gì, khuôn mặt nàng cảm thấy lạnh buốt, tiếng Phú lần này cất lên, nghe rõ hơn:

- Cô Quỳnh chóng mặt phải không?

Quỳnh gật đầu nhưng vẫn nhắm mắt. Phú bắt đầu lục lọi, chàng lôi ra một cái bao ny-lon nhét vào tay Quỳnh, nói nhỏ bên tai:

- Quỳnh cầm cái bao này để nếu cần thì dùng nhé!

Quỳnh lại gật đầu, mắt vẫn nhắm nghiền, con tàu lại lắc lư làm Quỳnh cuống quýt cầm cái bao Phú vừa đưa, gập người nôn thốc như không còn kềm chế được một thứ gì bên trong, mái tóc dài rũ xuống che phủ một bên mặt, Phú nhìn ái ngại, chàng đưa tay vén nhẹ mái tóc dài của Quỳnh kéo về phía sau. Một vài hành khách cũng đang ngất ngư như Quỳnh, thời tiết xấu nên máy bay cư dập dềnh y như xe cộ đang đi trên những con đường đầy ổ gà tại VN. Một lúc sau, Quỳnh cảm thấy dễ chịu hơn, dựa thẳng người ra ghế, Quỳnh nói nhỏ, giọng thật yếu ớt run run:

- Quỳnh xin lỗi ông Phú nhé...

Đôi mắt to tròn, long lanh nước trong khoé mắt làm chàng thoáng rung động. Phú cầm lấy chiếc bao trên tay Quỳnh cột lại và đi về phía sau. Một lúc chàng trở lại với một xấp khăn giấy tẩm ướt nước nóng trao cho Quỳnh:

- Quỳnh lau mặt cho tỉnh táo, đây cái bao khác, nếu cần cứ cho vào đấy, đừng giữ lại để thêm chóng mặt.

Quỳnh ngượng ngùng cầm lấy, ấp úng:

- Quỳnh làm phiền ông Phú quá, may có ông Phú bên cạnh, nếu không...

Quỳnh buông lửng câu nói, Phú nhìn nàng mỉm cười:

- Quỳnh đừng ngại, không có gì phiền cả, tôi nghĩ Quỳnh nên nhắm mắt lại một tý cho khoẻ. À, Quỳnh có cần uống nước gì không?

- Dạ không, cám ơn.

Quỳnh nhắm mắt, một lúc thiếp dần vào giấc ngủ, Quỳnh say sưa ngủ như không biết đang dựa đầu lên vai chàng. Khuôn mặt xanh xao phảng phất nỗi buồn sâu kín nào đó như vừa trải qua những tháng ngày xao động. Đôi mắt to tròn như thảng thốt như bám chặt lấy tâm trí chàng. Phú chợt nhớ đến Yến, Yến của một Pleiku má đỏ môi hồng, Yến của thành phố chỉ đi có 5 phút lại trở về chốn cũ. Yến của ngày xưa đó đã đem đến cho chàng những yên tâm, những hạnh phúc, những tiếng cười sau những ngày hành quân miệt mài cả tháng trong rừng. Yến của sau ngày 30/4 đen tối đã khóc vùi trong tay chàng, đã thề thốt đợi chàng về, nhưng chưa được một năm sau, Mẹ Phú trong một lần thăm nuôi cho biết Yến đã lấy chồng và đã xuất ngoại.

Phú đau từ đấy, cái đau như những vết thương hằn sâu mà bao nhiêu năm trời chàng muốn tẩy xoá, muốn quên mà vẫn chưa quên được. Phú đau với cái đau tang thương của đất nước trong một ván cờ không minh bạch, mà từ đó đã cuốn theo mốt tình chân thật của chàng. Mối tình mà Phú đã ấp ủ đặt để lên ngôi, đã tôn sùng như con chiên ngoan đạo. Nhưng rồi, đất nước mất, mất tất cả. Mẹ chàng cũng mất theo giòng đời nghiệt ngã đó khi Phú còn chưa biết được ngày về, khi Phú và những người cùng chung số phận đang khốn khổ còn hơn những tên tù khổ sai của giờ thứ 25 mà Phú đã đọc. Phú cảm thấy những người lính bất hạnh như chàng đã chơi-vơi hụt-hẫng trong một khoảng trống tối đen, như bị đánh lừa trong một trò chơi chiến tranh, mà cuối cùng đã bị bắt buộc phải buông súng đứng yên làm kẻ bại trận.

Khi trở về, Phú bàng hoàng lạc-lõng, vì tất cả không còn giống như ngày chàng ra đi, tất cả như đảo ngược. Phú cảm thấy nỗi đau, nỗi hận chồng chất lên nhau để rồi từ đó chàng dửng dưng với tất cả mọi chuyện. Nỗi buồn không lối thoát như đông cứng, như băng giá đến nỗi Phú không còn cảm giác về cái buồn cái đau được nữa. Giòng đời cứ từ từ biến đổi cũng như đã biến đổi cuộc đời chàng. Đã đưa đẩy sang đến bên này để trong một buổi dạ tiệc tất-niên do Binh-Chủng của Phú tổ chức. Phú đã bất ngờ gặp lại Yến, Yến đẹp kiêu sa, lộng lẫy trong chiếc áo dạ hội đắt tiền, ở nàng lấp lánh những trang sức mà Phú không thể nào biết được cái giá trị của nó. Phú nhìn Yến đăm đăm, ở Yến, chàng không còn thấy một tý gì của Yến ngày xưa. Yến đang tíu-tít cười nói bên chồng, bên bạn bè, bên những điệu nhạc quay cuồng, nhưng khi vô tình nhìn thấy chàng... Yến khựng lại sửng-sốt nhìn Phú, như không ngờ có ngày gặp lại chàng nơi miền đất xa lạ này. Phú cũng bối rối không kém vì sự bất ngờ... để tránh sự khó chịu cho Yến, cho chàng, nên Phú lặng lẽ bỏ ra về. Đêm ấy chàng đã uống rượu thật say, say đến không còn biết gì nữa. Hai tuần sau, Phú lặng lẽ rời bỏ thành phố hoa vàng, thành phố nổi tiếng có nắng ấm để đến một nơi mà Phú hy vọng sẽ không gặp lại.

Máy bay bắt đầu hạ xuống phi trường. Đường đi Toronto bao giờ cũng phải ngừng lại ở Chicago để đổi chuyến bay. Mọi người lục-đục đứng lên sửa soạn hành lý, Quỳnh vẫn say sưa ngủ, Phú đánh thức nàng dậy, Quỳnh mở bừng mắt ngơ-ngác:

- Ủa, đến Toronto rồi sao?

Phú mỉm cười:

- Không, mới đến phi trường Chicago mà thôi, Quỳnh có gì xách không đưa tôi xách hộ? Mình phải nhanh lên để kịp chuyến bay tới.

Quỳnh gật đầu, ngượng-ngùng vuốt lại mái tóc, màu đỏ đã ửng lại trên khuôn mặt buồn xanh xao lúc nãy. Quỳnh nhờ Phú lấy hộ cái va ly nhỏ ở phía trên và theo chàng bước ra khỏi máy bay. Phi trường Oklahoma vắng vẻ bao nhiêu thì phi-trường Chicago lại ồn ào náo nhiệt bấy nhiêu. Đông như vậy mà Quỳnh vẫn không thấy một khôn mặt VN hay Á Đông nào khác. Bởi giờ này, có lẽ mọi người đã tìm về với gia đình, đang quây quần bên nhau vào những ngày cuối năm, chứ đâu có ai như nàng, như Phú là những kẻ bỏ đi, bỏ đi như trốn chạy sự cô đơn, sự trống vắng của chính mình. 15 phút sau, 2 người mới tìm được cổng vào của chuyến bay đi Toronto. Sau khi làm xong thủ tục, Phú đưa tay nhìn đồng hồ:

- Còn 10 phút nữa, cô Quỳnh có mệt lắm không?

Quỳnh đưa tay cột lại mái tóc, e-thẹn bào chữa cho sự mệt mỏi của mình lúc nãy trên máy bay:

- Dạ cám ơn, Quỳnh thấy đỡ nhiều lắm rồi, đi máy bay kỳ này ghê quá, cứ nghĩ đến phải lên máy bay là thấy sợ ghê đi, không ngờ Quỳnh lại làm phiền ông Phú đến như vậy!... Cũng may là hôm nay gặp được Ông Phú, nếu không... đi máy bay kiểu này chắc Quỳnh đứng tim mất thôi.

Phú ngồi xuống bên cạnh vui vẻ:

- Đâu có gì mà Quỳnh cứ phải bận tâm. Phải nói là hôm nay hên lắm tôi mới được xếp ngồi bên cạnh Quỳnh đấy chứ, vả lại hôm nay thời tiết xấu quá thành ra hành khách ai cũng mệt cả.


Chợt có tiếng thông cáo lồng lộng trong máy, tất cả các chuyến bay đều bị đình lại cho đến sáng hom sau vì thời tiết xấu. Quỳnh hoảng hốt nhìn Phú rồi lại nhìn lên bảng, chỗ đã xếp chuyến bay nhưng không có giờ khởi hành. Phú thấy đôi mắt lo sợ của Quỳnh, chàng cười trấn an:

- Không sao đâu, Quỳnh đừng lo, chuyện đình lại những chuyến bay như thế này là chuyện thường xảy ra vào mùa đông khi gặp thời tiết xấu, không sao cả, thế nào rồi ngày mai mình cũng đến được Canada mà. Bây giờ mình ra phố kiếm tiệm VN nào đó ghé vào rồi trở lại đây. Quỳnh nên ăn một tý gì cho ấm bụng... vả lại tôi cũng đã thấy đói bụng lắm rồi.

Quỳnh ngập ngừng:

- Nhưng tối nay giao thừa, đâu có tiệm nào mở cửa?

Phú ngẩn người gật đầu:

- Ừ nhỉ, tôi quên mất, nhưng mình cũng cần phải ra khỏi nơi này đã, không lý mình cứ ở đây suốt đêm sao? không có tiệm ăn VN thì cũng có những tiệm ăn khác vậy, chàng đùa tiếp:

- Mình vừa ăn, vừa nói chuyện, vừa đón giao thừa luôn.

Quỳnh mỉm cười với câu nói của Phú nhưng vẫn bối rối vì chuyến bay bị đình lại. Quỳnh chán nản đứng dậy đeo túi xách lên vai bước bên cạnh Phú. Những bước đi chậm rãi, không còn hấp tấp vội vàng như lúc vừa ra khỏi máy bay. Xe taxi đưa 2 người ra phố, thành phố Chicago quá đẹp và sầm uất với những building cao đồ sộ, không bì với một nhóm building cao của thành phố Quỳnh đang ở. Phú đưa nàng vào tiệm ăn trên một toà nhà cao chót vót, ở đó Quỳnh có thể nhìn thấy khắp thành phố Chicago mà không cần phải đi đâu cả.

- Quỳnh gọi thức ăn nhé!

Quỳnh lắc đầu từ chối, nàng đẩy thực đơn về phía Phú:

- Quỳnh không rành lắm đâu, Ông Phú gọi hộ cho Quỳnh đi.

Phú gọi thức ăn và một chai Champagne, thấy Quỳnh ngạc nhiên, Phú giải thích:

- Mình phải uống Champagne để đón giao thừa chứ, nhưng nếu Quỳnh không thích thì thôi vậy.

Quỳnh vội vàng lắc đầu mỉm cười:

- Dạ không, không sao cả, ông Phú cứ tự nhiên.

Phú rót rượu ra 2 ly, chàng đưa cho Quỳnh một ly và bảo:

- Mình cụng ly nhé, trước hết chúc Quỳnh một năm hoàn toàn mới, một năm thật nhiều may mắn và toại ý những gì mà Quỳnh đang ước muốn, sau là để kỷ niệm chuyến bay bất ngờ này.

Quỳnh đưa ly lên đủ để chạm nhẹ vào ly chàng, e-thẹn nói khẽ:

- Vâng, Quỳnh cũng xin được chúc Ông Phú như vậy.

Quỳnh nhấp nhẹ, một chút ấm áp nồng nồng trong cổ, bên ngoài bầu trời tối đen, không một vì sao, những ánh đèn đường, đèn từ những toà nhà cao hắt ra chiếu vào nhau, vào những thân cây trụi lá, vào những mái nhà mà cơn gió lạnh vừa qua đã làm đông đá những giọt nước rơi lơ lửng trông như những giọt thạch nhũ lấp lánh thật đẹp. Quỳnh như mất hút trong khung cảnh thần tiên huyễn hoặc đó. Quỳnh nhớ đến những cái tết khi còn bé, khi lớn lên, nhớ đến Mẹ giờ này đang lẻ loi đón giao thừa một mình không có bố bên cạnh. Đến những con đường rợp lá, đến những lần theo người ta lên Chùa hái lộc đầu năm. Quỳnh nhớ đến tấm thẻ bài, chiếc giây đeo cổ mà sau cái ngày đổi đời, có một người đến trao và báo tin người ấy đã bỏ đi, đã đi thật xa, đi đến một nơi mà Quỳnh không thể tìm kiếm được. Đầu óc Quỳnh miên man, Quỳnh lại chợt nhớ đến hiện tại, đến chuyến bay hôm nay, đến người đàn ông đang ngồi trước mặt. Người đàn ông xa lạ mà Quỳnh vừa mới gặp, vừa mới quen nhưng đã có những cử chỉ lo lắng, săn sóc làm Quỳnh cảm động bối rối, một cái gì đó hình như không rõ rệt lắm trong Quỳnh.

- Quỳnh, Quỳnh đang nghĩ gì mà thừ người ra thế, ăn đi chứ!

Quỳnh giật mình quay lại khẽ nói:

-Quỳnh vừa nghĩ nếu trong chuyến bay này không có Ông Phú, không biết Quỳnh sẽ ra sao khi gặp thời tiết như thế này. Chắc Quỳnh sẽ hoảng sợ mà chết đi được.

Phú bật cười, chàng đùa:

- Vâng, tôi cũng nghĩ nếu không có Quỳnh hôm nay, tôi cũng không biết phải đón giao thừa như thế nào nữa!

Quỳnh đỏ mặt đưa ly rượu lên môi hớp nhẹ, Phú ân cần:

-Quỳnh ăn đi chứ, nãy giờ Quỳnh ăn ít quá.

Quỳnh xếp khăn bỏ lại trên bàn:

-Dạ cám ơn, Quỳnh dùng như thế đủ rồi ạ.

Nhìn đồng hồ Quỳnh hỏi:

- Đã đến giờ mình trở lại phi-trường chưa?

Phú nhìn nàng mỉm cười gật đầu, nụ cười âu yếm làm Quỳnh đỏ mặt, cuống quýt ngượng ngiụ, giả bộ kiếm đôi găng tay trong bóp và sửa lại chiếc khăn quàng cổ.

Đường phố vắng tanh, chờ mãi không thấy một chiếc taxi nào chạy ngang, 2 người thả bộ dài trên con đường trước mặt. Tuyết không còn rơi, những con gió lạnh buốt lúc nãy cũng không còn nữa. Quỳnh chợt trượt chân, lao-chao xuýt ngã, Phú nhanh tay đỡ lấy, ôm Quỳnh trong tay một lúc cho Quỳnh lấy lại sự thăng bằng. Hoi thở ấm với mùi rượu thơm của Phú vừa phả lên mặt làm Quỳnh choáng váng.

Phú âu yếm khẽ bảo:

- Quỳnh bước cẩn thận, khéo ngã.

Mặt Quỳnh đỏ bừng, cúi đầu bước đi, tay Phú vẫn đỡ nhẹ sau lưng Quỳnh. Một lúc, chàng chợt dừng lại, xoay Quỳnh sang đối diện hẳn với mình, nhìn thật sâu trong mắt Quỳnh, Phú hỏi:

- Quỳnh, Quỳnh có bao giờ tin vào định mệnh không?

Quỳnh ngước mắt nhìn Phú ngỡ ngàng, bối rối trong giây lát rồi lặng lẽ gật đầu. Hơi thở ấm, mùi đàn ông, lẫn với mùi rượu thơm của Phú làm Quỳnh hồi hộp đến khó thở, chân Quỳnh như đứng không muốn vững. Quỳnh chợt thấy một cái gì đó mới lạ vừa xảy ra, vừa đến với nàng. Quỳnh chợt quên, quên tất cả, quên tấm thẻ bài, quên luôn cả ngày tháng rong rêu vàng úa. Đôi mắt to tròn không còn thấy thảng thốt như con chim bơ-vơ lạc lõng lúc Phú mới gặp. Càng nhìn Quỳnh, Phú càng thấy tim mình đập nhanh. Chàng rung động đến cuống quýt, sự rung-động mà Phú đã thiếu vắng từ lâu, ôm Quỳnh trong tay, Phú từ từ cúi xuống... Bầu trời chợt cao hơn, trong vắt hơn và hình như có vài vì sao vừa xuất hiện trên bầu trời còn đen thẫm. Phú cảm thấy vui, Phú cảm thấy yêu đời, kéo đầu Quỳnh sát vào vai chàng, hai người bước đi, những bước thật chậm, Phú chợt hát lên nho nhỏ:

"Anh đến thăm Em đêm 30, còn đêm nào vui bằng đêm 30, Anh nói với người phu quét đường, xin chiếc lá vàng để làm bằng chứng yêu Em..."


Nguyễn Thị Tê Hát

Thursday, January 28, 2010

Việt Nam Quê Hương Tôi!


Đã có lần tôi thấy bạn định nghĩa hai chữ Đi - Về. Về Việt Nam hay đi Việt Nam? Về Mỹ hay trở lại Mỹ? Lúc ấy tôi thấy sự định nghĩa của bạn rất đúng... chúng ta về Việt Nam và chúng ta trở lại Mỹ. Nhưng xin thú thật với bạn sau chuyến đi vừa qua, tôi không biết sự định nghĩa trên có đúng với riêng tôi hay không bởi tôi không tìm được chỗ đứng nào cho riêng mình tại quê nhà. Quê nhà nghe hai chữ thân thương quá nhưng sao thấy đau lòng và xa cách quá.

Tuy thế, tôi cũng xin được gởi đến bạn những cảm nghĩ thô thiển về chuyến đi của tôi dưới mục tạp ghi này về một quê hương tôi đã sinh ra, lớn lên và đầy ắp kỷ niệm. Vâng, đó là Việt Nam Quê Hương Tôi!

Sài Gòn ngày xưa có lá me bay, có những tà áo bay trong gió, có những mái tóc dài ngang lưng, có những anh chàng lẽo đẽo theo sau. Không khí trong lành thoang thoảng hương thơm ở một vườn hoa vừa đi ngang hay gió mát lạnh về đêm cho dù Sài Gòn có là 2 mùa nắng mưa đi nữa. Sài Gòn ngày xưa yêu kiều diễm lệ như cô gái đầy nhựa sống với dân số hơn 2 triệu người đã không còn hiện hữu, Sài Gòn đã thay đổi hoàn toàn, Sài Gòn tuy trông như sầm uất, phồn thịnh với những bảng hiệu, những danh từ quảng cáo cũng dùng bằng tiếng ngoại quốc và vào dịp cuối năm với cách trang trí của những băng vải màu đỏ giăng đầy để mừng đảng, đón xuân cộng thêm cách trang trí đỏ vàng bạn sẽ có cảm tưởng như bạn đang đứng ở giữa một thành phố của Trung Quốc. Với dân số hiện nay hơn 8 triệu người thì bạn có thể tưởng tượng cái sự đông đúc ấy như thế nào?

Ngoài đường, xe cộ lúc nào cũng đông, đông vô cùng với những chiếc xe động cơ 2 bánh, mọi người bắt buộc phải đội nón an toàn, và hầu như ai cũng bịt mặt từ mắt trở xuống đến cổ chỉ vì cái nắng gắt, khói xe mịt mù cay mắt, và nước mắt cứ thế mà chảy dài xuống má. Bạn không thể nào nhận diện được người quen trên đường phố bởi ai cũng giống ai, bạn không thấy gì ngoại trừ đôi mắt, và nếu họ đeo kiếng râm thì... chịu thua thôi, viết đến đây chợt liên tưởng đến những người đàn bà Trung Đông... Các bà các cô đeo găng tay cùng một màu lên đến tận nách và đi tất cũng giống nhau... nhìn họ bạn có cảm tưởng họ đến từ một hành tinh nào đó và bạn cảm thấy lạc lõng trong giòng người vội vã ấy.

Giòng xe cộ nườm nượp như một con nước xuôi giòng, cứ từ từ len lỏi trôi qua các ngã tư đèn xanh đèn đỏ và vèo vèo qua mũi xe nhau để phóng về phía trước. Họ lái xe rất tài tình cứ như những tay lái xe thiện nghệ có hạng trên thế giới, ít khi thấy một chiếc xe hơi hay taxi nào bị móp hay trầy sướt, nhưng mạng sống con người cũng mong manh lắm, cứ như sợi chỉ treo mành, bất cứ lúc nào cũng có thể gặp tai nạn. Bên cạnh giòng xe cộ nườm nượp đó, đôi khi thấy vài chiếc xe hơi hiệu Lexus hay BMW của những người giàu có đang cố gắng để len lỏi trong giòng nước xe cộ một cách thật khổ sở, tội nghiệp... đôi khi đã gây trở ngại cho người lái xe hai bánh và dĩ nhiên là sẽ được nghe những câu chửi thề không thiện cảm.

Phi Trường Tân Sơn Nhất đã hoàn toàn đổi mới, trông đẹp đẽ hơn, khang trang hơn nhưng nếu bạn để ý 1 tý thì bạn sẽ ngạc nhiên là không thấy một người miền nam nào làm việc tại "ga" Quốc Tế, mà chỉ toàn toàn là người bắc, dĩ nhiên là Bắc sau năm 1975 đó cơ. Thì thôi, cũng là một cuộc đổi đời...

Du Lịch:

Thật ra cũng một công 2 chuyện, cái chuyện chính là tôi phải về Nam Định, nơi phần mộ Tổ tiên, Nội, Ngoại tôi ở đó với nhiệm vụ mang một số tiền về làm quà cho họ tộc bên Nội cũng như những người nghèo mà khi ba tôi mất đã để lại một số tiền. Số tiền này chúng tôi đã dùng để giúp những người nghèo khó hằng năm để làm công đức cho linh hồn ba tôi.

Hoa Hạ là trung tâm du lịch trên thế giới cũng như tại VN. Chúng tôi chọn chuyến đi ngắn nhất 4 ngày 3 đêm, trong chuyến du lịch này chúng tôi sẽ đi Vịnh Hạ Long, nơi đã từng là 1 trong những kỳ quan của thế giới, tuy đã bị loại ra khỏi danh sách 1 trong 7 kỳ quan chỉ vì không khí môi sinh không được trong lành cho lắm.

Một điều kỳ lạ là khi bạn mua vé đi du lịch, người ta sẽ không cho bạn biết giờ giấc nhất định bạn phải có mặt tại phi trường mà bạn sẽ phải chờ nhân viên hướng dẫn chuyến đi gọi báo cho biết. Bởi thế không dám đi đâu, lúc nào cũng túc trực điện thoại. Sau cùng thì cũng có mặt ở phi trường TSN, cái nóng hung húc của những ngày đầu năm làm choáng váng bừng người, cho dù chỉ mặc một cái áo phong phanh đi chăng nữa. Đến phi trường Nội Bài Hà Nội đã 9 giờ tối, thế là mất đi một ngày, chỉ còn lại 3 ngày, 3 đêm. Mất đi một buổi ăn trưa tại Hồ Gươm như chương trình đã in trên giấy.

Bữa ăn tối cho phái đoàn du lịch chỉ có đậu hũ chiên sốt với cà chua, canh là một bát canh trong veo với vài lát bí được bào mỏng và những món ăn sơ sài khác. Không phải chỉ nơi này mà hầu như tất cả những bữa cơm do du lịch Hoa Hạ khoản đãi, mà lúc nào cũng thấy có món đâu hũ. Canh thì bao giờ cũng trong veo có lúc là vài sợi rau hẹ hay vài lá cải xanh bơi lội trong đó.

Về đến khách sạn, tuy đã hơn 10g đêm, nhưng tất cả chúng tôi đều tìm cách tiêu những thì giờ không nhiều mà cơ quan dịch vụ Hoa Hạ đã lấy đi một ngày. Hai chúng tôi thả bộ trên những con phố của 36 phố phường, con phố mang tên phố này phố nọ thay vì mang tên những con đường như ở trong Nam. Trời lành lạnh đủ để khoác cái áo poncho bên ngoài, trong khi những người ở đây, những người từ trong Nam ra đã phải mặc những chiếc áo lạnh to, đeo găng tay, đội mũ quàng khăn kín thế mà vẫn cứ xuýt xoa, cái lạnh ở đây chỉ đủ hiu hiu cho tôi cái cảm giác nhẹ nhàng dễ chịu hơn cái không khí oi bức của Sài Gòn...

Nhìn những tấm chiếu trải sát nhau trên vỉa hè trước những cửa tiệm đóng cửa, lúc đầu chúng tôi cứ ngỡ đó là những chỗ nằm của những người không nhà cửa, sống ngoài đường đã trải chiếu dành chỗ nằm như ở trong Sài Gòn trước kia, nhưng không, đó là những tấm chiếu của những người bán khô mực ở bên lề đường. Khách là một nhóm nhỏ của mấy cô mấy cậu ngồi quây quần trên chiếu nhâm nhi rượu với mực khô.

Nhưng nếu bạn đi dạo Hồ Gươm vào buổi tối, bạn sẽ lại thấy những chiếc bàn ngắn chân được kê trên những tấm chiếu trải trên vỉa hè hay dọc theo Hồ Gươm mà các tiệm ở đấy đã kê ra cho khách thưởng ngoạn những món ăn đặc sản của họ. Khách ngồi trên chiếu, thức ăn với những chiếc lẫu nóng hổi hay những thức ăn khác bày trên bàn với những chai rượu trắng mà khách phần đông là những người trẻ tuổi, họ ngồi ăn chuyện trò vui vẻ ngon lành hình ảnh này chắc bạn cũng đã thường bắt gặp trong các phim ảnh Đại Hàn.

Đi Vịnh Hạ Long phải đi qua Quảng Ninh, nơi những mỏ than đứng đầu của VN nên chính khu vực này đã làm Vịnh Hạ Long không còn có tên trong danh sách 1 trong 7 kỳ quan của Thế Giới. Quảng Ninh khói đen mù trời, xe phải tưới nước trên quốc lộ để giảm bớt sự ô nhiễm trong vùng này. Tuy thế người dân ở đây vẫn an nhàn sống trên mảnh đất quê cha đất tổ của họ.

Không cần nói chắc bạn cũng đồng ý Vịnh Hạ Long rất đẹp nếu bạn đã từng đến đây. Bên trong hang động rất là kỳ tích và không ngờ tạo hóa đã dành nhiều đặc ân cho Việt Nam quê hương chúng ta đến như vậy, không phải chỉ một Vịnh Hạ Long mà còn nhiều thắng cảnh trên khắp các nẻo đường VN. Đặc biệt trong các hang đông của Vịnh Hạ Long, bạn sẽ không thấy một một dấu vết viết chữ hay khắc tên bằng chữ VN trên đá, mà khi đi gần ra ngoài mới thấy những hàng chữ bằng tiếng Tầu sơn đỏ khắc trên một vài hòn đá. Hỏi người hướng dẫn viên, họ cho biết là lính Tàu đã dó một thời gian kéo sang công kích, xung đột, họ đã từng đóng ở đây khi "tình hữu nghị anh em" bị sứt mẻ, tranh chấp.

Ngày hôm sau thì phái đoàn đi "lăng" sau đó sẽ đi tham quan thêm một nơi nào đó và sẽ ra thẳng phi trường trở lại Sài Gòn. Hai chúng tôi bỏ đoàn thuê taxi về Nam Định bởi làm sao tôi có thể nhìn cái xác chết thuở sinh thời đã từng làm khổ dân tôi? Đã làm chúng tôi phải tìm đường đi, đã làm biết bao nhiêu người vùi thân nơi rừng sâu, biển dữ? Đã làm đất nước tôi tang thương? Biết bao gia đình tan nát? Cầm những đồng tiền có in hình mà tôi rùng mình, lạnh người đến phải lật sang mặt khác.... Hình như vấn đề đi "thăm" này bắt buộc phải có cho tất cả các dịch vụ du lịch...

Tình cảm chân thành của bà con họ hàng Nội, Ngoại làm chúng tôi thật cảm động, tất cả những chiếc áo lạnh, áo jackets của nhà tôi mang theo đều được đem ra tặng lại cho những ông chú ở nơi đây... Đời sống quê tôi dù sao cũng đỡ vất vả hơn xưa cho dù cái nghèo cái giầu đã quá chênh lệch nơi đất nước này.

Chợ Viềng:


Trên đường trở về sân bay Nội Bài, đi lại con đường đã đi vào buổi sáng, con đường càng lúc càng đông như kiến, nam thanh nữ tú đầy đường. Người ta nhóm chợ, chợ Viềng, một phiên chợ hằng năm nhóm họp vào ngày mùng 7 tết, người người khắp nơi đổ về đây. Ở đây người ta bày bán cây cảnh 2 bên đường, họ bày bán bất cứ những đồ dùng cũ hay đồ mới. Họ bán những cái không may và mua những cái lộc may khác về nhà. Những ngôi chùa bên đường nghi ngút khói nhang. Những công quả chở đây trên xe, xe hơi, xe 2 bánh và cả xe du lịch. Mặc dù kẹt xe nhưng tôi vẫn cảm thấy thích thú vì những nét đặc thù văn hóa của quê hương tôi. Mắt tôi cay sè bởi khói xe lẫn bụi đường. Xe cộ kẹt cứng 2 đầu cứ dồn lại rồi lách qua, len lỏi qua. Xe nằm chờ cả 1 tiếng mà vẫn không nhúc nhích, cậu bé lái Taxi đành quay lại tìm đường đi khác. Cậu bé lại chẳng rành rẽ cho lắm nên lại gọi điện thoại cho ông chú tôi hỏi đường, đi một quãng lại hỏi chủ xe Taxi chạy thế nào? Chúng tôi thật không may...

Xe rồi cũng cố lách lỏi ra khỏi khu chợ Viềng, xe cố chạy nhanh về phía Nội Bài cho kịp chuyến bay cho dù chúng tôi đã phải kiếu từ để trở ra phi trường trước 4 tiếng đồng hồ. Thời gian càng lúc càng gấp rút, con đường gồ ghề lồi lõm khó đi, tài xế nhỏ biết tôi lo lắng trễ chuyến bay nên vừa lái xe vừa gọi cho ông anh đang làm việc ở phi trường TSN xem có cách nào giúp chúng tôi giữ chỗ ngồi trên chuyến bay nếu chúng tôi không thể đến phi trường trước khi chuyến bay khởi hành là 30 phút như điều lệ ấn đinh. Thằng bé tài xế bằng tuổi Vũ của tôi, vừa mới lấy vợ, cậu bé vừa lái xe vừa dặn dò:
- Nếu đến nơi, tụi nó không cho cô chú lên, cô đừng nói tiếng Việt, cô cứ nói tiếng Anh, cô la ầm lên tụi nó sẽ phải giải quyết cho cô chú đi, nhưng mà cô lấy tên Việt hay Mỷ?

Nghe cậu bé nói đang lo lắng bồn chồn cũng phải bật cười:
- Thôi, lỗi tại mình không theo đúng luật thì làm sao mà la với hét.

Rồi cũng đến phi trường, sau khi liên lạc với chủ xe Taxi, tôi bằng lòng trả thêm tiền và tặng cậu bé một số tiền làm quà, cậu bé luôn miệng:
- Cháu xin lỗi cô chú... cô chú vào nhanh lên, cháu tìm chỗ đậu xe xong sẽ vào với cô chú sau.
- Thôi đừng, Đại về đi, cô chú cám ơn nhiều...

Chuyến bay trễ, dĩ nhiên là 2 chỗ ngồi của chúng tôi đã có người thay thế. Người phụ trách chuyến bay hững hờ lạnh nhạt, không thèm đếm xỉa đến chúng tôi, nhưng khi nghe chúng tôi bằng lòng trả thêm mỗi ngươi 1 triệu rưỡi để đi chuyến bay với chỗ ngồi business thì cô ta niềm nở hẳn lên...
- Dạ cô chú nhanh lên hộ nhé, cô chú đi cổng 39, dạ cô chú...v..v. vâng, kính chúc cô chú...
Eo ơi ngọt ơi là ngọt. Cell phone tiếp tục ring:
- Cô ơi, cháu xin lỗi cô nhé, cháu rất tiếc là cô chú đã trễ chuyến bay...
Ồ thì lại cậu chủ xe Taxi, cứ áy náy đã làm chúng tôi trễ chuyến bay, tôi lại cứ phải:
- Không sao đâu, cô cám ơn Thắng nhiều đã lo cho cô, chúc Thắng một năm mới làm ăn phát đạt nhé, cô sắp đi rồi.
Quay sang câu bé lái xe, tôi lại phải thúc dục:
- Thôi Đại về đi kẻo bà xã chờ, bà xã đang chờ Đại đưa đi ăn Valentine tối nay đó. Cô chú cám ơn thật nhiều, gởi lời cám ơn anh của Đại nhé.

Ngồi trên máy bay tôi thở phào nhẹ nhõm, vì nếu ở lại chờ chuyến bay thì không biết lúc nào vì những ngày như hôm nay người ở ngoài Bắc sau khi ăn tết họ phải vào trong Sài Gòn để làm việc thành ra... cũng lỗi tại mình cho dù đã cố gắng đi sớm 4 tiếng đồng hồ.

Nhưng dù sao tôi cũng cảm thấy tôi là một trong những người may mắn được trở về nơi quê hương mình, được nhìn thấy tận mắt những ngôi mộ tổ tiên Nội, Ngoại, được đứng trong ngôi nhà từ đường, được nhìn thấy những di sản của ông bà Ngoại để lại, được ăn cùng mâm, uống cùng một ly nước của họ tộc Nội - Ngoại và được biết thêm những tấm lòng dễ thương mà chúng tôi đã gặp trong chuyến đi, những người Bắc sinh sau cuộc chiến...

Qui Nhơn:

Đáp xuống phi trường Tân Sơn nhất sau chuyến bay muộn màng từ Nội Bài là 11g30 đêm. Cái nóng hừng hực làm tôi choáng váng trong khi những người chung quanh vẫn những chiếc áo lạnh dầy cộm. Khí hậu ở ngoài bắc dễ chịu bao nhiêu thì khí hậu ở đây làm tôi ngột ngạt bấy nhiêu.

Sáng hôm sau đến nhà cậu em, ngồi nói chuyện một lúc, ý nghĩ đi Qui Nhơn quay quắt trong đầu, vâng, đã nói rồi, bằng bất cứ giá nào tôi cũng phải về lại Qui Nhon, nơi đã một thời ôm ấp tuổi thơ tôi, tuổi con gái của tôi mà hình như không bao giờ tôi có thể quên được, bởi có quá nhiều kỷ niệm. Một trong những kỷ niệm như không bao giờ quên được.

Em tôi đưa đề nghị:
- Anh chị đi xe lửa chiều nay thì sáng mai sẽ đến Qui Nhơn, em sẽ gọi thằng bạn em kiếm khách sạn và lấy phòng trước. Nó sẽ đón anh chị và lo cho anh chị thời gian ở Qui Nhơn.
Tôi e ngại phải làm phiền người khác, nhưng em tôi nhất định, thế là chúng tôi vội vàng chở nhau tìm đường đến ga xe lửa Sài gòn.

5g chiều, chúng tôi phải có mặt tại ga xe lửa, mọi người dặn dò là phải coi chừng xách tay, cẩn thận tiền bạc làm tôi cũng run. Nhưng không, điều phải nói là tại các ga xe lửa, hay bến xe rất an toàn, không thấy những người bán hàng rong, không thấy những em bé bán vé số hay đeo những khay bán kẹo... tôi cảm thấy phục chính phủ hiện tại, họ đã có thể dẹp được những tệ đoan ấy một cách dễ dàng đối với họ, vâng, với họ chuyện gì mà chẳng dễ dàng???

Bước vào xe lửa, ghế ngồi trên xe lửa không giống như những chuyến xe lửa ngày tôi còn bé theo ba mẹ từ Huế vào Đà Nẵng, những chuyến xe lửa đi qua đường hầm tối đen, khói than bay vào mắt. Ghế ngồi trên xe lửa như ngồi trên xe, ngả người ra, thỉnh thoảng họ đẩy những chiếc xe bán hàng như trên máy bay... bán vịt lộn, bán cháo, bán bắp luộc, bán xôi...v..v. Nhưng họ không phải là người miền nam, miền trung, họ là những người từ miền bắc vào đây buôn bán làm ăn, thế còn những người buôn bán địa phương đâu? Chẳng lẽ họ không còn muốn rao hàng ở các trạm xe đò, ở các ga xe lửa? Hay cái quyền buôn bán của họ đã bắt buộc phải lui lại và nhường cho người khác???

Xe lửa đến nơi khoảng 6g sáng, không nhớ là tại Bà Gi hay Phù Cát, vì tất đã thay đổi, thay đổi hoàn toàn. Qui Nhơn của mấy chục năm trước đã hoàn toàn biến mất để nhường lại cho một Qui Nhơn mới mẻ, đẹp đẽ hơn, khang trang hơn và tôi không còn nhận diện được một tý gì của Qui Nhơn ngày xưa nữa. Bạn em tôi gọi điện thoại liên lạc thường xuyên để biết lúc nào tôi đến... tôi gọi cho chị Thanh Ba, chị mừng rỡ reo lên vì tôi đã có mặt ở Qui Nhơn, chị sợ tôi không về như đã hứa.

ông xã tôi từ khi đặt chân trở về nơi đã bỏ đi hơn 28 năm nay, buồn vui lẫn lộn nên tim lại dở chứng đập loạn cả lên trên tuyến đường xe lửa từ SG về Qui Nhơn làm tôi lo lắng, gọi điện thoại cho bạn em tôi, hắn trấn an và nói khi chúng tôi đến khách sạn, hắn sẽ chở nhà tôi đến gặp bác sĩ về tim ngay...

Bạn em tôi đã có mặt ở khách sạn từ sáng thật sớm, gặp hắn tôi nhận ra ngay...Khách sạn quay mặt về biển, để từ đó tôi có thể nhìn thấy những đợt sóng dồn vào nhau rồi lại cuốn ra xa. Sau khi nhận phòng, hắn đưa nhà tôi đi BS... Một lần nữa tôi phải công nhận là thuốc tim ở VN rất hay hơn bên Mỹ nhiều. Bạn đừng bảo tôi nói dóc nhé, thật đấy, ông xã tôi uống một lúc là nhịp tim trở lại bình thường ngay, không như ở bên này, mỗi lần bị như thế phải chờ rất lâu nhịp tim mới trở lại bình thường. Chẳng thế mà khi trở lại Mỹ chúng tôi đã không quên mua nhiều để phòng khi cần đến.

Trong khi chàng nằm nghĩ, chị Thanh Ba đến đưa tôi đi vòng quanh Qui Nhơn, trước tiên là về nhà chị. Về căn nhà trong chân núi, căn nhà của cái bánh chưng cuối năm. Căn nhà với những cây vú sữa, những cây ổi, những cây tầm ruột và cụm hoa lài ở góc vườn... con đường về nhà chị, về căn nhà trong chân núi ngày nay không còn là những con đê gập ghềnh, không còn là những thửa ruộng 2 bên đê để mỗi lần lái xe đạp vào nhà nhiều lúc ngả nghiêng muốn ngã... Con đường rộng, những thửa ruộng đã được lấp và những căn nhà to, cổng rào được xây cất lên. Nhà chị vẫn là căn nhà cũ ngày tôi chưa bỏ đi, ngày tôi vẫn vào thăm, nhưng bên trong mai vàng đầy sân, khuôn viên vườn tược thu nhỏ lại, những chậu kiểng to với những loại cây uốn nắn trong đó. Trên hiên nhà những chậu lan treo lủng lẳng đong đưa theo gió. Nhìn khoảng vườn chung quanh, tôi không còn thấy đâu những cây vú sữa, những cây nhãn xum xuê cành lá cho chim làm tổ... chị bảo:
- Chị đã bán một phần để sống, một phần bị họ lấy, chị làm đơn đòi lại cả mấy năm nay mà không thấy họ nói gì...

Bàn thờ có ảnh của ông cụ, của anh, tôi thắp nén nhang để tưởng nhớ đến người đã khuất. Hai khuôn mặt quen thuộc đã dự một phần trong tuổi đời bé bỏng ngây thơ của tôi làm tôi rưng rưng... Chị Nhị đang ở trong Saigon trông cháu trong thời gian Vy, con gái của anh chị du học ở Á Nhĩ Lan cả 1 năm rưỡi. Con bé Vy bé nhỏ ngày nay cũng đã trưởng thành, giáo sư của một trường đại học SG, và ngoài ra còn làm việc cho một ngân hàng ngoại quốc. Anh nhé, anh yên tâm lắm phải không? em mừng cho anh chị...

Chị Thanh Ba chở tôi đến những nơi chị nghĩ tôi muốn đến... đến ngôi trường tôi học ngày xưa, nhìn ngôi trường khác lạ ngôi trường ngày nay được gọi là trường Đại Học Quang Trung, tôi không thấy những tà áo trắng, tôi không thấy những bà sơ mặc áo đen đi lại trên hành lang... tôi ngậm ngùi xin phép vào trong để chụp vài tấm hình lưu niệm. Trường tôi ngày xưa đâu có cần trạm gác, cổng trường tôi ngày xưa chỉ có một bà già hung dữ canh chừng chúng tôi không cho đám con gái chúng tôi lén ra ngoài trong giờ học... trước cổng trường tôi cũng không còn thấy ai đẩy xe bán chè đậu đỏ, bán gỏi khô bò và cũng chẳng còn thấy ai bán hàng rong trước cổng trường, tất cả đã theo tôi bỏ đi mắt tăm từ cái thuở nào xa xưa lắm.

Thời tiết ở Qui Nhơn đẹp làm sao, trời không nắng, chỉ có cái lạnh nhè nhẹ đủ cho tôi khoác poncho bên ngoài cái áo mỏng manh của mình, cho tôi có cơ hội trang điểm khuôn mặt mình chứ không phải như ở SG, cái nóng đã làm tôi điêu đứng khi bước ra ngoài. Thấy tôi tươi vui ngồi sau không kêu ca cái lạnh, không xuýt xoa, chị nhìn tôi cười:
- Con nhỏ này khoẻ ghê, bộ em không lạnh hả, đi xe lửa cả đêm không mệt sao?
- Tôi tươi cười áp mặt sau lưng chị:
- Cái lạnh ở đây dễ thương quá, bộ chị lạnh lắm sao?
- Ừ, năm nay thời tiết thay đổi kỳ quá, lạnh gì đâu không à...
Vậy là cái may của tôi khi đến Qui Nhơn giữa thời tiết êm dịu này để tôi được nhìn lại những gì tôi muốn thấy, cái khí hậu với gió biển đã làm tôi quên đi mất giấc ngủ không đầy trên xe lửa đêm qua.

Về đến khách sạn, chúng tôi rủ nhau đi ăn, sau đó bạn của em tôi đề nghị đưa chúng tôi đi Ghềnh Ráng, đi thăm mộ Hàn Mặc Tử, đi thăm trại cùi Quy Hòa....

Bạn em tôi chở chị Thanh Ba, còn nhà tôi chở tôi, hai chiếc xe honda theo nhau chạy qua những con đường mà tôi không thể nào nhận diện được:
Bạn em tôi quay sang:
- Chị có biết đây là đâu không? Đây là eo nín thở ngày xưa đó.
Tôi bật cười, à thì ra đây là khu 2, nơi eo biển có những đống rác cao mà mỗi lần đi ngang chúng tôi phải ráng đạp xe cho nhanh, không dám cả thở...
- Chị có nhớ đây là đâu không?
Tôi lắc đầu, hắn nói tiếp:
- Đây là nơi ba chị đóng binh ngày xưa, Liên đoàn 6 Công Binh, đại đội 605 đó chị nhớ không?
Không, làm sao mà nhớ vì bây giờ đã thay tên đổi chủ, bây giờ đã thay thế bằng Liên Đoàn Địa Chất 5... tất cả đã thay đổi, cuộc đời của chúng tôi đã thay đổi, đại đội của ba tôi không còn nữa, Liên Đoàn 6 Công Binh không còn nữa và... ba tôi cũng không còn nữa...

Ghềnh Ráng:

Con đường lên Ghềnh Ráng, đẹp lắm, nhưng cái đẹp nhân tạo đó đã lấy đi những cảnh thiên nhiên của những tảng đá, hòn đá nằm ngả nghiêng nằm chồng lên nhau trên bãi biển, nước đã bị đẩy xa ra khơi, họ làm khu du lịch ra đến tận Hòn Chồng. Hòn Chồng mà mỗi lần chúng tôi đã phải cheo leo khó khăn khi ra đến... bây giờ không còn như xưa... chỗ nào cũng thấy làm khu du lịch... Nhà thờ Ghềnh Ráng nhỏ bé làm thật đẹp, nhưng nghe nói đất chung quanh khuôn viên nhà thờ cũng bị cắt xén, họ đã cắt xén 1 phần và bán cho người Mã Lai xây nhà hàng thật to nằm sát bên nhà thờ, nhưng nhà hàng hình như không có khách...

Mộ Hàn Mặc Tử:

Mộ Hàn Mặc Tử cũng không còn có vẻ một ngôi mộ cũ kỹ mang tính cách lịch sử của giòng thời gian với một thi sĩ nổi tiếng mang theo huyền thoại của những mối tình trong thời gian trước và sau khị bị bịnh. Họ đã làm lại, họ đã lấy đi một ngôi mộ đơn sơ xây bằng xi măng cũ kỹ nằm lưng chừng trên triền núi...

Đường lên trại cùi Qui Hòa, con đường lên dốc cao có cảm tưởng như đang lên vùng cao nguyên Đà Lạt, đẹp lắm, khang trang lắm nên mới có thể lấy tiền du khách. Nhưng sao đành lòng lấy cái đau, cái bất hạnh của người khác làm nơi du lịch cho người đời thưởng ngoạn? Con đường ngày xưa vào khu người bịnh trông rất nên thơ với những hàng thông, hàng liễu chạy dài, con đường như được lót bằng thảm nhung êm chân bởi những lá thông rụng xuống đầy đường đi, đến nỗi ngày ấy tuy còn bé, tôi đã phải thốt lên với mẹ:
- Con ước con được ở nơi này...
Chưa kịp nói xong đã bị mẹ cắt ngang bảo tôi điên, nói vớ vẩn...
Những con đường bây giờ trông sỏi đá, bụi cát tứ tung, đi ngang cả căn phòng của Hàn Mặc Tử ở ngày xưa... một điều mà ngày xưa không thể nào cho phép... Ngày nay sự tôn trọng những người bất hạnh cũng không còn nữa... Những thửa đất dành cho người bị bịnh nhẹ hay chưa phát bịnh cũng đã được lấy đi để nhường đó là những ngôi biệt thư sang trọng.

Những chương trình từ thiện giúp người bịnh phung cùi ngày xưa do các bà sơ giòng Phao Lồ nay đã phải qua sự giám sát của cơ quan chính phủ...

Nhà tôi:

Chúng tôi quay xe trở lại Khách sạn, Hà, em gái của bạn tôi cũng vừa về từ Phan Thiết cho kịp để chị em gặp nhau. Sau khi chúng tôi dùng bữa ở một nhà hàng hải sản, chúng tôi lại lái xe vòng vòng... đến trước một ngôi nhà thật cũ kỹ, hai bên là hai ngôi nhà cất thật cao, thật khang trang...
Hà hỏi tôi:
- Chị có biết đây là đâu không?
Nhìn ngôi nhà có số 13 lu mờ một bên cổng, tôi nhìn mọi người ngờ ngợ:
- Chẳng lẽ nhà chị ngày xưa? Chẳng lẽ đây là 13 Đoàn Thế Khuyến ngày xưa?
Mọi người gật đầu, tôi băng qua đường... nhà của tôi thê lương đến thế này sao? Hai cây dừa đi đâu rồi, cổng nhà của tôi cũng không thấy, cây leo lá thật to cuốn ở cột một góc sân cũng không còn nữa... tôi đi vào hẻm nhà...họ đi ra, họ cứ tưởng tôi từ một cơ quan nào đến... sau khi cắt nghĩa tôi là chủ ngôi nhà này ngày xưa, nay có dịp đi ngang muốn vào thăm lại... họ ân cần mời tôi vào... Nhà tôi không phải chỉ một gia đình mà có đến 5 gia đình chia nhau ở, vì những 5 gia đình mà lại không có giấy tờ nên căn nhà không thể nào đập phá làm lại. Và gia đình tôi càng không thể lấy lại ngôi nhà khi phải nghĩ đến chuyện đóng thuế, đến chuyện phải bồi thường cho những gia đình đang cư ngụ...

Phía sau vườn cũng không còn những cây ổi như xưa, cây ổi mà tôi vẫn thường leo lên ngồi học bài vào những buổi chiều buổi trưa cuối tuần. Căn gác sau vườn cũng không còn, nơi mà tôi vẫn thường ngồi đọc sách hằng đêm, nơi tôi ngồi cắn bút tập làm thơ, và nơi tôi có thể đứng bên cửa sổ nhìn ra ngoài để được thấy hỏa châu sáng ở một góc trời.

Cái hầm trú ẩn bom đạn mà ba mẹ chúng tôi làm kiên cố cũng không còn nữa... tất cả không còn nữa... Vâng!... tất cả chỉ còn là một đám rong rêu đã bị phủ kín bụi...


Chúng tôi ở Qui Nhơn 1 ngày, 1 đêm và sáng hôm sau mua vé xe trở vào Nha Trang. Chuyến đi vội vã không kịp ghé Chùa Nguyên Thiều, không kịp ra thăm Cù Lao Xanh để thấy biển có còn trong cho tôi nhìn lại những san hô đủ màu sắc, hay cho tôi nếm lại những chiếc nem chua ở chợ huyện của thuở còn đi hoc. Nhưng dù sao Qui Nhơn đã cho tôi cái không khí ngọt ngào mát dịu, cho tôi được nhìn thấy cái đổi thay nơi tôi đã lớn lên, nơi tôi đã biết thế nào là tình yêu, thế nào là nước mắt và thế nào là kỷ niệm?... Những kỷ niệm ngọt ngào mà một người ủy mị nhiều nước mắt như tôi khó mà quên được. Những kỷ niệm ngây thơ hồn nhiên, những kỷ niệm như rong rêu bám chặt vào đời không dễ gì quên được, kể cả không gian lẫn thời gian.

Sông Cầu:

Con đường trở vào Nha Trang không còn giống con đường ngày xưa mà thỉnh thoảng tôi vẫn đi qua vào những dịp cuối tuần. Đi ngang Sông Cầu, tôi cũng không còn nhận ra hàng dừa với bãi cát vàng mấp mé biển xanh mà có lần tôi đặt chân đến, những bước chân vu vơ trên cát, những cái nhìn huyền hoặc thuở mới biết rung động...cái đẹp Sông Cầu ngày ấy như muốn ôm kín trong lòng... những lần theo bạn bè của chị đi Sông Cầu ăn sò huyết... Chợ Sông Cầu không thấy đâu, hàng dừa, biển xanh bãi cát vàng cũng không thấy nữa, bởi con đường ngày xưa đã được thay thế bằng một con đường khác, con đường đi sâu vào trong phía núi...

Nha Trang:

Nha Trang cũng thế, cũng như Qui Nhơn đã thay đổi rất nhiều, trông thanh lịch hơn, đẹp và sạch hơn, khách du lịch cũng nhiều hơn... cái không khí mát lạnh của miền trung thổi vào vẫn làm lòng tôi êm dịu. Đến khách sạn khoảng hơn 1g trưa, chúng tôi thuê xe "Honda" chở nhau đi vòng vòng khắp thành phố, kể cả những con đường đưa chúng tôi vào "thành" hay ra "thành" gì đó. Những người quen một thời cùng binh chủng với nhà tôi như không tìm được ai, tất cả đều xa lạ khi hỏi thăm tin tức...

Các quán ăn bên đường mọc lên như nấm, những khách du lịch ngoại quốc tay trong tay thả bộ trên những con đường dọc theo bờ biển hay ngồi bệt xuống lề đường gậm ổ bánh mì với một chai nước lạnh Họ thật đúng là dân du lịch, họ ở trong các quán trọ chứ không được khang trang như Khách sạn tôi ở, thế mà tôi vẫn chưa vừa lòng... hình như họ chỉ cần chỗ ngả lưng khi cần đến. Thỉnh thoảng tôi không dấu sự ngạc nhiên khi thấy một người ngoại quốc ngồi nhâm nhi càfe trong một quán rất bình dân hay ngồi ăn một đĩa cơm trên chiếc ghế con ngoài vỉa hè...

Biển Nha Trang vẫn xanh, biển Nha Trang vẫn đẹp, những túp lều bằng tranh dựng dọc theo bờ biển cho khách nằm nghỉ. Những quán nhạc cũng bập bùng về đêm. Ở đây tôi không có kỷ niệm nhưng sau khi chính quyền miền bắc thống trị, tôi đã năn nỉ gia đình trở về đây, với ước mong tìm được những tàn tích kỷ niệm còn vương vãi, mà cả gia tài của gia đình tôi đã bỏ lại nơi này khi đoàn xe đơn vị ba của tôi đã không tiến nổi vào Sài Gòn như đã dự định. Ba tôi đã chất chứa chị và các em tôi trong chiếc xe zeep của gia đình. Gia tài bỏ lại Nha Trang, bỏ lại tất cả nơi này, gia tài của ba mẹ tôi lúc đó chỉ còn lại là một đàn con nhỏ bé nên ba đã mang cái nửa tiểu đội của ba trên xe cùng với 2 con chó và 2 cây đàn treo 2 bên ngoài hông xe, điều đáng nhớ là ba đã ráng mang theo cái quyển nhật ký của tôi đi cùng.... Tôi biết ba đã đọc được nhật ký của tôi và ba đã ngậm ngùi cho con gái của ba...

Ngày ấy khi trở về, tôi không mong tìm được gì ngoài ước ao được tìm thấy những tấm ảnh chụp từ thời thơ ấu của tôi cho đến khi trở thành đứa con gái ngây thơ bé dại. Nhưng tất cả như gió bay đi, bay mất, cuốn thốc ra đại dương thành ra... tôi không còn gì cho riêng tôi bắt đầu từ ngày ấy.

Sáng hôm sau chúng tôi lên xe trở vào Sài Gòn cho kịp chuyến đi Châu Đốc, nơi có Chùa Bà, nơi mà lễ hội hằng năm vẫn tổ chức.

Hình như gió biển đang thổi lạnh trong tôi, hình như biển đang lung linh trong tôi và hình như tôi sắp khóc...


Trở lại Sài Gòn cũng vào buổi tối, quá giờ ấn định cho các loại xe lớn chạy vào thành phố nên đành phải đậu ở ngoài vì nếu bị bắt, cảnh sát công lộ sẽ giam xe và tài xế sẽ phải đóng một số tiền phạt lớn, những khoản tiền phạt hay hối lộ đều do tài xế lấy tiền túi ra đóng. Ở Hà Nội, chúng tôi cũng đã gặp những cảnh làm tiền của cảnh sát công lộ, họ đón chận ở những con đường mà giờ ấn định cho các xe du lịch không được chạy ngang. Nhưng họ biết là vào giờ giấc ấy các xe du lịch đều phải đi qua để đi về phía Vịnh Hạ Long. Người tài xế miền nam có thể năn nỉ..."xin bác, xin anh thông cảm, tôi mới từ Sài Gòn vào không rành rẽ đường đi..." sau đó người tài xế trở lại với khuôn mặt không vui và xe tiếp tục lên đường, anh cho biết phải tốn hết "2 lít" mới xong. Tôi thắc mắc: "2 lít là gì?", "là 200 ngàn đó cô..." à thì ra là thế.

Vì thế không ai muốn tài xế gặp sự khó khăn nên mọi người thông cảm xuống xe bên ngoài thành phố và đón xe trở về nhà...cũng lại vào buổi tối.

Châu Đốc:

Hằng năm em dâu của nhà tôi từ khi chồng mất đã làm ăn nên, cuộc sống mấy mẹ con khá hơn nên cứ mỗi năm hai lần đều thuê 2 chuyến xe bus xuống Chùa Bà để tạ ơn và làm công quả. Hai chuyến xe bus toàn là bạn bè, thân thuộc bà con. Những thức ăn đầy dẫy mang theo cho những người đi cùng và lễ vật xuống tạ ơn.

Tôi thật sự chẳng muốn đi khi nghe đến cái bụi cái nóng của Châu Đốc, vả lại tôi cũng muốn nhường vé của tôi cho những người cần đi đến đó. Nhưng không từ chối được, các em xúm vào và nhất định muốn tôi đi cho biết. Các em ân cần săn sóc chúng tôi, nhất là tôi từng li từng tí làm tôi cảm động. Nhờ chuyến đi này,tôi đã có khái niệm về miền nam, về những thành phố tỉnh lỵ mà tôi đi qua, những thành phố mà người dân miền nam hiền hòa chân thật nhất trong 3 miền đất nước. Thành phố nào cũng đẹp cũng khang trang, nhưng tôi thích nhất khi đi ngang thành phố Long Xuyên, những cửa tiệm, những ngôi nhà hai bên đường với một màu xanh mát dịu.

Đi qua phà, các em chồng tôi cắt nghĩa về những chuyến phà chở xe, chở hàng, chở khách sang sông, những con đường thu hẹp hay rộng thêm ra bởi đất bồi đất lở, trong khi nhà tôi cứ huyên thuyên với vài ba ông khách đi chung chuyến về thời binh lửa về những nơi chiến trận xảy ra trong những địa danh miền nam mà họ nhớ đến.

Con đường gồ ghề lồi lõm, bụi mù khủng khiếp, có những tấm bảng cắm trên những đoạn đường ngắn, cát xoài ra với hàng chữ "chờ lún". Chúng tôi thắc mắc danh từ "chờ lún" một danh từ chưa bao giờ được nghe. Người tài xế cho biết là nhà nước chờ những con đường đó lún xuống rồi mới làm, họ chờ đã nhiều năm nhưng đất lại chẳng chịu "lún" cho nhà nước làm việc nên những con đường lồi lõm càng ngày càng nguy hiểm thêm cho những chuyến xe chở khách qua lại, những dụng cụ máy móc hoặc những ngân khoản tài trợ cho những con đường "chờ lún" ấy, chờ quá lâu nên đã càng ngày càng... hao hụt.

Những nhà trọ kín mít người thuê, nhưng em dâu nhà tôi đã đặt trước nên đã có hai nhà trọ cho những người hành hương. Chúng tôi 8 người ở vào một căn phòng rộng, 2 người một gường, những tấm khăn trải giường, những chiếc gối màu đỏ màu hồng làm tôi ngần ngại... Ở bên này, những lần đi chơi xa phải ở khách sạn, hay những lần đi retreat tôi không thể không mang theo những tấm khăn trải giường để cho mình yên tâm dễ tìm được giấc ngủ hơn, nhưng những tấm khăn trải giường tôi mang theo từ bên này về thế mà tôi vẫn không sao tìm được giấc ngủ, có lẽ tại lạ giường, lạ nơi, đông người trong phòng đã làm tôi thao thức suốt đêm, máy lạnh trong phòng bật được một tý lại phải tắt đi vì thấy những người chung quanh tuy không nói nhưng họ cứ hít hà vì lạnh...

Con đường dẫn đến Chùa Bà không xa lắm, hai bên đường đầy dẫy những đống quần áo bán thật rẻ cho khách tứ phương đến trong những dịp lễ. họ gọi đó là quần áo "si-đa". Tôi cũng không hiểu tại sao họ lại dùng chữ "Si-đa" để chỉ cho những đống quần áo cũ bán bên lề đường, hay ngoài vỉa hè? Những đống quần áo được mang sang từ Thái Lan, Campuchia của những cơ quan từ thiện đã được các nước tây phương viện trợ.

Chùa Bà:

Đến Chùa Bà mới thấy đức tin của những người đến đây thật mạnh mẽ. Khi người ta khốn khổ, khi người ta khổ đau, đức tin sẽ là cái phao để đưa người ta vào bờ, vào bến bình an, cái tâm bình an mà mọi người cần có. Và Bà Chúa cũng là một trong những cái phao mà người Việt Nam, người Trung Hoa cũng như người Campuchia bám lấy từ khi có cuộc đổi đời ở cái đất nước tội nghiệp của tôi... Trong Chùa Bà kín mít người, khói nhang mù mịt, 2 chúng tôi cũng cố len lỏi vào bên trong chánh điện để xem những hình ảnh và quang cảnh bên trong chùa. Những tượng phật với nhiều tên tuổi mà tôi chưa hề biết đến được xắp xếp trên những bàn thờ sát tường, những người dân lam lũ buôn bán, đứng cúi lạy chấp tay khấn vái lia lịa. Những tiếng ngân nga từ cái chuông to kê ở góc chánh điện thỉnh thoảng được phát ra làm lòng tôi lắng dịu tuy tôi đang ở giữa chỗ chen chúc đông người, giữa những tiếng thì thào, những tiếng van xin không được yên tịnh cho lắm.

Bên ngoài chánh điện khói hương cũng vẫn nghi ngút, những chiếc bàn dài được kê ra cho khách thập phương đặt lên những thức ăn, bao gạo, những con heo quay to lớn, những hoa quả đủ loại đặt đầy bàn để tỏ lòng thành tạ ơn của tín đồ. Tín đồ cũng có thể xin một ít hoa quả, nhang đèn như xin lấy cái phúc lộc cho gia đình hay cho chính mình.

Đến gian nhà chứa đựng những kỷ vật mà khách thập phương tín đồ đã đem đến tặng cho Bà. Ở đây toàn là "vòng vàng, ngọc ngà châu báu" của trần gian mà khách thập phương mang đến để tạ ơn. Tạ ơn Bà đã cho vượt biển đi đến nơi đến chốn nay trở về tạ ơn. Tạ ơn Bà đã cho làm ăn nên... Ở trong các tủ kiếng chưng bày những chiếc áo của Bà mà người ta đem tặng như những "long bào" của một vị hoàng hậu, giát vàng, ngọc trai óng ánh mà tôi thường thấy trong các tuồng tích.... Những chiếc vương miện, những xâu chuỗi đủ màu sắc kể cả ngọc trai, những tấm bẳng khắc ghi tạ ơn bằng vàng chói sáng... trong những vương miện, long bào của bà thấy có tên của các danh ca cải lương như Bạch Tuyết, Hùng Cường đem tặng...

Sau đó chúng tôi trở về nhà trọ dùng cơm, các cô em chồng rủ nhau thuê xe 2 bánh lên núi, nơi lưng chừng núi chỗ Bà Chúa nằm nghỉ ngày xưa để cầu xin van vái. Khách thập phương leo đến đấy thật vất vả, họ sẽ cột những chiếc lá như những gút mắc bỏ lại nơi này cho Bà Chúa, hy vọng những trắc trở trong cuộc sống sẽ được Bà Chúa tháo gỡ giùm. Tôi cũng có những gút mắc của riêng tôi nhưng tôi muốn tự mình tháo gỡ, cho dù tôi đã cố gắng nhưng hình như các gút mắc càng ngày càng thắt chặt hơn...

Buổi chiều chúng tôi đi xe "thồ" ra phố dùng cơm, tôi chưa hề đặt chân đến đây nên không biết ngày xưa thế nào, cái thay đổi ra sao nhưng cái cũ kỹ vẫn còn, cái thoang thoảng của hương đồng gió nội vẫn phảng phất nơi này.

Chợ Long Biên:

Hôm sau chúng tôi lên xe đi chợ Long Biên thật sớm trước khi trở lại Saigon. Chợ Long Biên bên này đất Việt, bên kia cầu là đất Campuchia. Chợ bán đủ loại mặt hàng và thật rẻ, hàng hóa mang từ Thái Lan sang, người ta chuộng hàng Thái Lan hơn hàng Trung Quốc vì các mặt hàng bền bỉ, tốt và đẹp hơn... tôi cũng mua, nhưng tôi lại mua dừa thốt nốt, mua đường thốt nốt làm quà cho em tôi ở Saigon. Một loại dừa chỉ có ở Châu Đốc mà không nơi nào có. Người ngồi trên xe kể lại vào thời giao tranh 2 bên, dân Campuchia tràn sang và họ nói chỗ nào có cây thốt nốt, nơi ấy chính là đất của họ...

Trước khi trở về SG, xe cũng dừng lại nơi mà quân Pon-Pot đã giết và chôn sống biết bao nhiêu người, họ đã thu thập khoảng hơn 6000 xương sọ của các nạn nhân và gom lại 1 nơi, bên ngoài có thể nhìn thấy những chiếc sọ người trắng toát được xếp chồng lên nhau trông như đựng trong một bao ny lông thật lớn. Khách thập phương sau khi đến lễ Bà, họ cũng không quên ghé đến đây để cúng bái và cầu siêu cho những linh hồn bất hạnh ấy sớm được thoát thai hay về nơi hạnh phúc.


Đây là lần thứ hai tôi trở về thăm lại Việt Nam, thăm quê hương tôi kể từ năm 1996, cái năm đầu tiên kỷ niệm ngày đau buồn nhất trong gia đình của tôi. Ngày mà vợ chồng em tôi không rủ không hẹn mà cả 2 cùng ra đi một lần, bỏ lại đứa con gái mồ côi 2 tuổi. Hai em tôi ra đi quá vội vàng trong thời kỳ bao cấp để không kịp thấy sự đổi thay, chuyển mình của quê hương mình, sự đổi thay quá sức tưởng tượng với những người như tôi trở về lần này...

Ăn Chơi:

Nhìn vào giới thượng lưu, giới có tiền hưởng thụ đời sống thừa mứa dư giả, quăng tiền qua cửa sổ không tiếc tay, không nghĩ suy thì không thể không mũi lòng khi nghĩ đến những người khốn khổ bịnh hoạn, nghèo đói mà các nhà từ tâm ngay tại VN và ở ngoại quốc luôn tìm cách gây quỹ để giúp đỡ những người gặp cảnh khó khăn nghèo đói, trẻ em thất học, bịnh tật. Cái cảnh giàu và nghèo quá chênh lệch nhau đến nỗi chính nhà nước cũng nhận thấy điều ấy, nhưng thấy để mà thấy, biết để mà biết chứ vấn đề cứu cái nghèo, cái khó vẫn là bổn phận của những người giàu lòng từ tâm ở bên kia đại dương.

Họ có thể quăng cả ngàn dollars hay hơn nữa trước khi rời bàn tiệc, họ có thể quăng cả chục ngàn dollars trong một bàn đỏ đen. Họ có những cảnh hưởng thụ khoái lạc mà nghe tưởng như đùa, nghe như không thật.

Tắm Bùn - Tắm Tiên:

- Tắm Bùn là tắm gì?
- Là tắm bằng bùn, một loại bùn đặc biệt, đắp bùn lên khắp người, tắm xong rất là thoải mái.
- Thật không?
- Sao lại không thật.
- VN dạo này ăn chơi đến thế sao?
- Ồ, như vậy đã có gì gọi là ăn chơi, bộ không biết ở đây còn có Tắm Tiên nữa hả?
- Tắm Tiên là tắm gì?
- Là tắm không mặc gì hết, không quần áo, mọi người đều giống như Adam và Eva.
- Nói đùa...
- Thật mà, ở Thanh Hóa đó.
- Thật không?
- Sao cứ thật không hoài vậy? Té ra Việt Kiều còn nhà quê hơn cả Việt Cộng nữa?
- Nếu vậy thì Việt Kiều quê thật, cứ tưởng đâu chỉ có ở ngoại quốc thôi chứ, ai dè ở VN mà cũng có những chuyện ăn chơi khủng khiếp như vậy. À mà này, sao buổi tối đi ngang đường Huyền Trân Công Chúa, đường Bà Huyện Thanh Quan thấy cứ từng cặp từng cặp ôm sát vào nhau mà sao chính phủ để yên như vậy, không thấy kỳ sao? họ không ngăn cấm à?
- Ngăn cấm làm gì, hơi sức đâu nhà nước để ý đến những chuyện đó. Còn nhiều chuyện đáng quan tâm hơn.
- Chuyện gì?
- Thì chuyện nhà đất chẳng hạn.
- À thì ra vậy. Nhưng sao không là những con đường khác mà lại là những con đường mang tên các Nữ lưu Việt Nam?
- Thì đã sao?

Giàu và Nghèo:

Cái giàu và cái nghèo thật khác xa. Cái giàu không thể nào đếm bằng tiền VN, cái giàu đã được đếm bằng vàng, bằng dollars, bằng những căn hộ đắt tiền với hằng mấy trăm ngàn dollars trong một chung cư sang trọng, chung cư có shopping, có hồ bơi, có phòng tập thể dục, có cả trường học cho con học theo chương trình ngoại quốc. Nơi chung cư mà vợ chồng Nguyễn Cao Kỳ đang trú ngụ, nơi mà các tài tử, ca sĩ VN đang ở đó. Nơi mà mà những chiếc xe BMW hay Lexus bao trùm nằm dưới parking, họa hoằn lắm mới đưa xe ra ngoài phơi nắng. Nơi mà khách đến thăm phải trả tiền parking trước khi dắt xe ra về. Nơi mà cận vệ túc trực canh gác ngày đêm.

Đời sống thường nhật của họ thay vì mua thực phẩm ở các chợ, nay họ mua ở các siêu thị với những thực phẩm "cao cấp" ngoại quốc. Họ sắm sửa ở các cửa hiệu hay trong các shopping sang trọng từ quần áo cho đến đồ dùng. Họ dùng tiền dollars rành rẽ hơn tiền Việt Nam và hình như họ cũng như tôi, một Việt kiều lọng ngọng trong cách xử dụng tiền tệ Việt Nam.

Trong khi đó cái Nghèo đã phải đếm bằng từng bữa ăn, từng ổ bánh mì, những bữa ăn đói no, những bó rau, những lon gạo lúc nào cũng phải cân nhắc. Cái nghèo được đếm bằng những lo âu, những đêm mất ngủ khi nhìn những đứa con ngủ đói trên nền xi măng với những áo quần không lành lặn. Những bữa cơm hiếm hoi thịt cá...

Những sáng thật sớm, hay những lúc tối khuya những người phu quét đường lại là những phụ nữ, những cô gái còn trẻ, rất trẻ lum khum quét đường, thu dọn những đống rác hôi thối bên lề đường và chỉ có một chiếc xe đạp cũng có thể là phương tiện di chuyển những thùng rác to lớn len lỏi giữa giòng xe cộ tấp nập trên đường trông như một người đang làm xiệc... hình ảnh người con gái đạp xe cồng kềnh với những thùng rác trên đường, những người con gái lom khom quét những đống rác trong lòng đường, nơi vỉa hè vẫn làm tôi bận tâm cho dù đang ngồi nơi đây... họ là những người không có tuổi xuân, họ là những người nghèo khốn khó đang lót đường cho những người giàu có bước lên...

Những Tấm Lòng Vàng:

Cái nghèo khốn khổ đó đã dấy lên lòng từ tâm của những con người có cuộc sống khá hơn những người nghèo, tuy họ không giàu có như những người giàu có, nhưng họ đã có một tấm lòng xót thương đến những người bất hạnh ốm đau. Họ là những người đang sinh sống tại quê nhà đã cùng một số những người VN tại hải ngoại đứng ra mở Chi Hội Từ Thiện Bảo Hòa tại số 220 Đinh Tiên Hoàng để làm những công việc thiện nguyện như nấu ăn cho các bệnh nhân trong các bệnh viện mà các bịnh nhân trong bệnh viện ung bứu là một trong các bệnh viện mà họ đã đưa tay giúp đỡ.

Đó là những tấm lòng vàng giữa một thế giới đang đảo lộn, không phải chỉ có một Chi Hội Bảo Hòa do chính người Việt Nam đang đảm trách mà còn có nhiều hội từ thiện bác ái khác nữa mà chúng ta không biết đến tên hoặc những người Việt Nam hải ngoại từ bên này Thái Bình Dương đang hướng về quê mẹ...


Việt Nam Quê Hương Tôi và Mưa Nắng Hai Mùa

Những cơn nắng cháy da cháy thịt, những cơn mưa ào bất chợt đổ xuống và hầu như người dân phải cần đến những chiếc ô, chiếc dù để che nắng che mưa, để cuộc đời được yên lành, mà quên đi những khổ nhục đắng cay, nghèo đói, để thấy ánh sáng vinh quang danh vọng sáng ở cuối đường hầm.

Những chiếc Ô, Dù:

Phải đấy, nếu bạn sống trong một xã hội như xã hội đang có tại Việt Nam, bạn phải ý thức được cuộc sống của chính mình, của những người chung quanh mình mà phải uốn mình, lượn mình theo chiều gió.

Cô em chồng của tôi đã một thời làm việc nhiều năm với chức vụ phó trưởng ban tài chánh, nhưng từ chức vụ đó cô đã bị dồn đến chân tường và cuối cùng bị hất ra ngoài. Cô tâm sự với một ví dụ điển hình như khi có những hóa đơn cần nhập sổ, cô phải một mắt nhắm, một mắt mở để làm đúng những gì mà trưởng phòng yêu cầu. Cô không được thắc mắc hay ý kiến mà chỉ được làm theo... Nếu hóa đơn nhập hàng ghi 12 chiếc xe Dream, cô phải sửa lại theo ý của trưởng phòng là nhập sổ chỉ có 8 cái mà thôi... nhưng nếu chuyện làm ăn ấy có bị bại lộ thì dĩ nhiên cô phải là người đứng ra chịu trách nhiệm cho trưởng phòng của cô. Cô biết nhiều về cách làm việc như thế nhưng cô lại không biết đi kiếm những chiếc ô dù để che những cơn bão, nên cô đã bị đẩy xuống làm việc dưới bếp của câu lạc bộ. Sự ương ngạnh của cô tuy vẫn là chức vụ phó trưởng ban tài chánh nhưng cô bị đày xuống làm việc dưới câu lạc bộ phụ trách việc bếp núc. Cô vẫn kiên trì với sự uất ức của mình để có tiền nuôi gia đình. Nhưng cấp trên vẫn không buông tha, một lần nữa họ lại đày cô làm nhiệm vụ rửa những đóng chén bát, những chiếc nồi thật to và bàn tay yếu ớt của cô đã nứt nẻ, hai cánh tay mỏi nhừ như tê liệt... Chồng con thấy vậy xót xa bắt cô nghỉ, và cô đã về hưu với cái tuổi còn quá trẻ so với bên này.

Cô tuy giỏi với những con số, với cộng trừ nhân chia, nhưng cô lại không thông minh bằng con gái của cô, con bé trông gương mẹ nên nhất định cố làm khác hơn. Cô cháu của chồng tôi nhất định làm đơn xin gia nhập đảng. Nhưng nhiều lần cô bé đã bị từ chối với những lý do:
- Gia đình cô sống bằng tiền chu cấp từ nước ngoài.
- Ba cô trốn nghĩa vụ quân sự.

Thật là oan ức cho gia đình cô em chồng của tôi. Trong thời kỳ bao cấp, gia đình cô đã gặp cảnh thật khó khăn như trăm ngàn gia đình khác. Cô một mặt làm việc cho nhà nước để gia đình khỏi đi kinh tế mới, sau giờ nghỉ việc cô làm thêm cho các công ty về sổ sách để kiếm thêm tiền nuôi con trong khi chồng cô bị bắt đi nghĩa vụ quân sự. Tưởng cũng nên nhắc lại là những thanh niên người nam khi bị bắt đi làm nghĩa vụ quân sự , họ không được phát súng đạn như những thanh niên miền Bắc, họ chỉ có nhiệm vụ khuân vác mà thôi. Chính vì lý do này nên một số thanh niên miền nam đã trốn về lại thành phố, họ đã phải sống khó khắn để tránh né những con mắt cú vọ của chính quyền và cuộc sống lúc bấy giờ đều tùy thuộc vào người đàn bà, người phụ nữ phải đương đầu với xã hội bên ngoài để lo cho gia đình từ miếng cơm, manh áo.

Nhưng may thay, một người đàn bà làm việc chung, thấy cô cháu hiền lành, ngoan ngoãn nên đã bảo đảm cho cô cháu được vào đảng. Cô cháu từ dạo ấy đời sống an lành, không sợ bị ai bắt nạt, không sợ bị loại trừ. Chồng của cô cháu cũng là đảng, được làm chức cao trong ngân hàng và nghe đâu họ đang muốn cất nhắc cô từ một thư ký tầm thường sẽ lên làm phó giám đốc ngân hàng trong tương lai. Tương lai gia đình cô cháu của chồng tôi chắc chắn sẽ sáng sủa hơn gia đình của mẹ cô và chắc chắn hơn những gia đình không phải là người của đảng.

Nhân dịp xuống Châu Đốc, ông xã tôi đi tìm một cậu bé ngày xưa ở gần nhà trọ, để xem cậu bé bây giờ sống thế nào?... tìm hỏi mãi mới biết cậu bé bây giờ là giám đốc một ngân hàng nổi tiếng ở Thủ Đức, VN. Ông chồng tôi cứ ngớ ra vì không hiểu cậu bé làm sao mà có một địa vị chót vót như vậy? Thì ra bố của cậu bé là dân đi tập kết ngoài bắc đã cân nhắc cậu bé lên chức vụ ngày hôm này... à thì ra thế!

Thế mới biết những người quyền cao chức trọng là người có tên trong đảng, vì thế họ mới bảo đảm được giá trị cuộc sống của họ, bảo đảm được sự giàu sang trong xã hội. Cái giấy đảng viên quan trọng như một tấm hộ chiếu, như một lá bùa bổn mạng nơi cái xã hội xô bồ đang ô nhiễm bởi khói xe, bởi không khi, bởi khí hậu mưa nắng bất thường.

Khai

Những cơn nắng cháy, nóng bức nhiều hơn những cơn mưa. Những cơn mưa ào không đủ thấm đất, chỉ đủ chạm mặt đất để xông lên những mùi khai, nồng nặc ở khắp nơi, nhất là khu tôi đã trú ngụ những ngày về thăm. Con hẻm bên cạnh nhà hầu như sáng nào cũng thấy những vũng nước mà người đi cố lách sang một bên hay cẩn thận bước qua. Mùi khai nồng nặc thật khủng khiếp bởi cơn mưa không đủ nhiều, đủ mạnh để cuốn đi những vũng nước dơ bẩn, những đống rác vừa dọn đi đã thấy vương vãi như chưa dọn bao giờ.
- Em, sao mấy đứa nhỏ trong xóm kỳ vậy. Tại sao tụi nó cứ ra đầu hẽm đứng tiểu tiện là sao? ghê quá, khai đến buồn nôn, đên chóng mặt.
Cô em út lên giọng bực mình:
- Mấy thằng nhỏ nào đâu chị? Mấy thằng cha mắc dịch uống cafe bên kia đường qua tiểu bậy đó chứ. Đúng là mấy thằng cha mắc dịch...
Tôi tròn mắt ngạc nhiên:
- Cái gì? Họ lớn mà còn như vậy sao? Bộ quán cafe không có nơi cho họ đi sao mà lại sang bên này?
Cô em thản nhiên:
- Thì mấy thằng chả bước sang bên này gần hơn, tiện hơn, nhanh hơn là phải đi vào trong...
Tôi ngỡ ngàng:
- À thì ra thế!...

Tôi chợt thầm hỏi, không biết đến bao giờ thì quê hương tôi mới có những cơn mưa rào, những cơn mưa thật to, mưa lâu hơn những cơn mưa để quét đi những mùi hôi thối, khai nồng trên đất nước tôi vừa mới về thăm... hay rồi cứ vậy cho đến ngày đất mẹ lở loét và mục nát? Nhưng cho dù đất có hôi thối hay khai nồng, tôi cũng không thể chối bỏ đó không là quê hương tôi.


Nguyễn Thị Tê Hát
(Feb. 2008)